12/01/2024
Toát Yếu Kinh Trung Bộ
Trung Bộ Kinh là một trong năm bộ kinh của Kinh Tạng, gọi là Trung Bộ vì mang hình thức trung bình, đó là những pháp thoại mà phần lớn được Ðức Phật trực tiếp truyền dạy cho Chư Tăng trong sinh hoạt hàng ngày của Ngài. Vì thời lượng vừa phải nên những lời bài kinh trong Trung Bộ Kinh chuyên chở những đề tài như những bài tiểu luận và chính vì thế nên phong phú và sâu sắc. Theo nhiều học giả thì nội dung nổi bật nhất của Trung Bộ Kinh là Phật ngôn hướng dẫn cách tu tập cho các hành giả, ở đây thường chỉ cho các tỳ kheo. Hòa thượng Thích Minh Châu, dịch giả của Kinh Tạng Pàli, đã viết trong lời giới thiệu bản dịch: "Chỉ có người đọc, sau khi tự mình đọc, tự mình tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan sát, tự mình chứng nghiệm trên bản thân mới có thể tự mình tìm hiểu và thấy đoạn nào là thật sự nguyên thủy. Trách nhiệm tìm hiểu, chứng nghiệm trên cá nhân là trách nhiệm của người đọc, không phải của người dịch, vì đạo Phật là đạo đến để mà thấy chớ không phải đạo đến để nhờ người khác thấy hộ, đạo của người có mắt (Cakkumato), không phải đạo của người nhắm mắt; đạo của người thấy, của người biết (Passoto Jànato), không phải là đạo của người không thấy, không biết (Apassoto Ajànato). Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy mình, tự mình hiểu và tự mình chứng nghiệm". Nội dung Kinh Trung Bộ quả thật cho chúng ta cơ hội trắc nghiệm quý báu đó.
Đây là Giáo trình do Ni sư Thích Nữ Trí Hải biên soạn, y cứ theo bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu, với phần Anh ngữ của Hòa thượng Nanamoli.
12/01/2024
Hướng dẫn đọc Kinh Trung Bộ
Trung bộ kinh (zh. 中部經, pi. majjhima-nikāya) là tuyển bộ thứ hai trong năm Bộ kinh (Nikàya) trong Kinh tạng (pi. sutta-piṭaka). Kinh này được viết bằng văn hệ Pali, bao gồm 152 kinh không dài lắm (trung). Trung A-hàm (sa. madhyamāgama) Hán ngữ bao gồm 222 bài kinh (được dịch từ một bản Phạn, nay đã thất truyền). Hai bộ có 97 kinh giống nhau.
12/01/2024
Hướng dẫn đọc Kinh Trường Bộ
Trường bộ Kinh tường thuật về các đối thoại liên tôn giáo và triết học giữa đức Phật với các đạo sĩ Sa-môn và Bà-la-môn đương thời, thông qua đó, giúp ta hình dung được các phong trào tôn giáo và triết học thời Phật; đồng thời, cho thấy triết học thực tiễn của đức Phật vượt lên trên các tôn giáo hữu thần và vô thần thời đức Phật.
08/03/2023
Thập đại đệ tử Ni và những nữ tín chủ được đức Phật ngợi khen
Thập đại đệ tử Ni là những vị thánh Ni kiệt xuất, lỗi lạc. Mười vị thánh Ni này xuất thân từ nhiều giai cấp khác nhau trong xã hội và có hoàn cảnh cá nhân đặc biệt. Mỗi vị tiếp cận giáo pháp của Đức Phật, nỗ lực tu tập và sau đó đều chứng đắc quả vị A La Hán.