Tốt đời đẹp đạo
Loading...
Ăn chay, nấu mặn có mắc tội không?

Ăn chay, nấu mặn có mắc tội không?

GNO - Trong những ngày ăn chay, tôi vẫn phải đi chợ mua và nấu đồ mặn cho chồng con ăn, như vậy có mắc tội không? (NGUYỄN LƯỢM, luomnguyen5...@gmail.com)

Bạn Nguyễn Lượm thân mến!

Mục đích của việc ăn chay để nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh tật, nuôi dưỡng lòng từ bi và tránh xa sự sát sinh. Nên khi bạn ăn chay mà phải nấu mặn, để không mắc tội bạn cần mua thực phẩm đã làm sẵn, không được giết hại. Mặt khác, bạn nên khéo léo thiết kế các món ăn thuần rau củ quả nhiều hơn, giảm bớt một số món mặn, như thế vừa tốt cho sức khỏe cả nhà, vừa tiện lợi cho việc nấu nướng của bạn.

Hiện có khá nhiều gia đình chưa hội đủ thuận duyên để vợ chồng con cái cùng ăn chay nên khi người vợ ăn chay vẫn phải đi chợ và nấu đồ ăn mặn cho gia đình. Thiển nghĩ, đây cũng là chuyện bình thường. Vì gia đình là trên hết, lo cho gia đình êm ấm, đầy đủ mới là điều quan trọng nhất.

Bạn hãy chăm sóc gia đình bằng tất cả tấm lòng. Kham nhẫn tất cả vì hạnh phúc gia đình. Tìm cách chuyển hóa cả nhà cùng ăn chay với bạn vào những ngày chay. Phật giáo khuyến khích tín đồ mỗi tháng ăn chay ít nhất là hai ngày, nhiều hơn (bốn ngày) thì càng tốt. Mục tiêu này bạn cần lập ra cho cả nhà phấn đấu. Khi có được sự trợ duyên đồng thuận của cả nhà thì bạn sẽ không còn băn khoăn khi ăn chay mà phải nấu mặn nữa.

Chúc bạn tinh tấn!

Bài viết liên quan

Xem thêm
Lịch sử Tam Tạng Kinh Điển
Lịch sử Tam Tạng Kinh Điển
Trong 45 năm truyền giảng con đường giải thoát, Đức Phật thu nhận rất nhiều đệ tử, có người xuất gia theo ngài và lập thành Tăng đoàn (Sangha), có người cũng còn tại gia, gọi là các cư sĩ. Vùng truyền giáo của ngài là vùng Đông Bắc Ấn Độ giáp biên giới xứ Nepal, dọc theo các nhánh sông thượng nguồn sông Gange (Hằng hà) [1, 2, 3]. Ngài thường được gọi là Đức Phật Cồ Đàm (Buddha Gotama). Chữ "Phật" là tiếng gọi tắt của "Phật Đà", phiên âm từ chữ Phạn "Buddha" - người bình dân Việt Nam có nơi gọi là ông Bụt - nghĩa là người đã giác ngộ (Giác Giả) . Trong các kinh sách ghi lại, ngài thường tự gọi mình là Tagatatha (Như Lai). Ngài có rất nhiều đệ tử từ các quốc gia trong vùng, gồm đủ mọi thành phần trong xã hội, lứa tuổi, nam nữ, và từ nhiều nguồn gốc tín ngưỡng khác nhau. Đức Phật đã để lại một kho tàng quí giá gồm nhiều bài thuyết giảng (Kinh, Sutta), thường được gọi tổng quát là "tám vạn bốn ngàn" pháp môn, trong nhiều dịp giảng dạy cho hàng đệ tử, bậc thánh thanh văn, cư sĩ, ... Với sự phát triển và bành trướng của Tăng đoàn, Ngài đặt ra nhiều giới luật để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tu tập (Vinaya, Giới). Ngoài ra còn nhiều bài giảng đặc biệt khác mà về sau nầy được đúc kết lại trong bộ A Tỳ Đàm (Abhidhamma).
Đức vua trời Sakka tạo phước thiện bố thí
Đức vua trời Sakka tạo phước thiện bố thí
Đức-vua-trời Sakka trị vì cõi trời Tam-thập-tam-thiên mà tiền-kiếp của Đức-vua-trời đã từng làm những phước-thiện trong thời-kỳ không có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian, nên Đức-vua-trời Sakka cảm thấy tủi phận nghèo của mình, mỗi khi gặp những vị thiên-nam mà tiền-kiếp đã tạo phước-thiện trong thời-kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, những vị thiên-nam ấy có hào-quang sáng chói làm lấn át hào quang của Đức-vua-trời Sakka, cho nên, Đức-vua-trời Sakka tìm cơ hội tốt tạo phước-thiện đến bậc Thánh-nhân trong Phật-giáo.
Các pháp nào tác thành Sakka – vị Thiên chủ Đế Thích thống lãnh và trị vì Tam Thập Tam Thiên Giới
Các pháp nào tác thành Sakka – vị Thiên chủ Đế Thích thống lãnh và trị vì Tam Thập Tam Thiên Giới
Đức-vua-trời Sakka trị vì cõi trời Tam-thập-tam-thiên mà tiền-kiếp của Đức-vua-trời đã từng làm những phước-thiện trong thời-kỳ không có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian, nên Đức-vua-trời Sakka cảm thấy tủi phận nghèo của mình, mỗi khi gặp những vị thiên-nam mà tiền-kiếp đã tạo phước-thiện trong thời-kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, những vị thiên-nam ấy có hào-quang sáng chói làm lấn át hào quang của Đức-vua-trời Sakka, cho nên, Đức-vua-trời Sakka tìm cơ hội tốt tạo phước-thiện đến bậc Thánh-nhân trong Phật-giáo.
Mười đức lành của Người Phật tử
Mười đức lành của Người Phật tử
Có chánh kiến (Sammādiṭṭhiko'va hoti), nghĩa là người thiện tín phải có tri kiến chân chánh, hiểu đúng với chơn lý, thấy rõ vô thường, khổ não và vô ngã; hiểu biết nghiệp báo luân hồi.
Thập đại đệ tử Ni và những nữ tín chủ được đức Phật ngợi khen
Thập đại đệ tử Ni và những nữ tín chủ được đức Phật ngợi khen
Thập đại đệ tử Ni là những vị thánh Ni kiệt xuất, lỗi lạc. Mười vị thánh Ni này xuất thân từ nhiều giai cấp khác nhau trong xã hội và có hoàn cảnh cá nhân đặc biệt. Mỗi vị tiếp cận giáo pháp của Đức Phật, nỗ lực tu tập và sau đó đều chứng đắc quả vị A La Hán.
Phước Huệ song tu