Tốt đời đẹp đạo
Loading...
Toát Yếu Kinh Trung Bộ
12/01/2024 22:28

Toát Yếu Kinh Trung Bộ

Trung Bộ Kinh là một trong năm bộ kinh của Kinh Tạng, gọi là Trung Bộ vì mang hình thức trung bình, đó là những pháp thoại mà phần lớn được Ðức Phật trực tiếp truyền dạy cho Chư Tăng trong sinh hoạt hàng ngày của Ngài. Vì thời lượng vừa phải nên những lời bài kinh trong Trung Bộ Kinh chuyên chở những đề tài như những bài tiểu luận và chính vì thế nên phong phú và sâu sắc. Theo nhiều học giả thì nội dung nổi bật nhất của Trung Bộ Kinh là Phật ngôn hướng dẫn cách tu tập cho các hành giả, ở đây thường chỉ cho các tỳ kheo. Hòa thượng Thích Minh Châu, dịch giả của Kinh Tạng Pàli, đã viết trong lời giới thiệu bản dịch: "Chỉ có người đọc, sau khi tự mình đọc, tự mình tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan sát, tự mình chứng nghiệm trên bản thân mới có thể tự mình tìm hiểu và thấy đoạn nào là thật sự nguyên thủy. Trách nhiệm tìm hiểu, chứng nghiệm trên cá nhân là trách nhiệm của người đọc, không phải của người dịch, vì đạo Phật là đạo đến để mà thấy chớ không phải đạo đến để nhờ người khác thấy hộ, đạo của người có mắt (Cakkumato), không phải đạo của người nhắm mắt; đạo của người thấy, của người biết (Passoto Jànato), không phải là đạo của người không thấy, không biết (Apassoto Ajànato). Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy mình, tự mình hiểu và tự mình chứng nghiệm". Nội dung Kinh Trung Bộ quả thật cho chúng ta cơ hội trắc nghiệm quý báu đó. Đây là Giáo trình do Ni sư Thích Nữ Trí Hải biên soạn, y cứ theo bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu, với phần Anh ngữ của Hòa thượng Nanamoli.

TOÁT YẾU
KINH TRUNG BỘ
(MAJJHIMA NIKĀYA)
Dịch Giả: Hòa Thượng Thích Minh Châu
Tóm Tắt & Chú Giải: Ni sư Thích Nữ Trí Hải
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội 2002

LỜI GIỚI THIỆU

Công trình tóm tắt kinh Trung Bộ do cố Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải thực hiện bằng thể văn vần là một công trình Phật học đáp ứng nhu cầu học Phật cho những ai muốn tìm hiểu và thực hành giáo pháp của Đức Phật, đặc biệt là cho những ai yêu thích thơ văn.

Tuyển tập Trung Bộ kinh gồm 152 bài kinh chứa trọn tinh túy những lời dạy hết sức căn bản của Đức Phật cho mục tiêu giải thoát khổ đau. Mỗi bài kinh của Ngài là một thông điệp thoát khổ mà Đức Phật mong muốn gởi trao cho các học trò của mình và cho nhân loại. Lời Phật dạy là lời chân thật, hữu ích đặt trọng tâm vào mục tiêu giải thoát khổ đau cho con người và cuộc đời, nên luôn luôn mới mẻ và bổ ích cho mọi người trong mọi thời đại. Phải học tập, thực hành và chiêm nghiệm cho thật nhiều rồi mới thấy giá trị lợi lạc to lớn nằm đằng sau những lời dạy của Đức Phật.

Ni trưởng Trí Hải học sâu giáo lý của đức Bổn sư, có tấm lòng tha thiết với giáo pháp của đức Từ phụ, có lối diễn dịch chính xác và dễ hiểu những lời dạy của bậc Đạo sư, nên chúng tôi tin công trinh tóm tắt này chính là một phẩn tâm huyết của Ni trưởng trong sứ mạng hoằng pháp của người con Phật.

Trân trọng giới thiệu công trình này đến quý Phật tử và quý độc giả.

TP. HCM ngày 20/5/2009

Tỳ-kheo THÍCH MINH CHÂU

Viện trưởng thiền viện Vạn Hạnh

LỜI ĐẦU SÁCH

Ba tập Toát yếu Kinh Trung Bộ I, II và III này, tôi đã làm ít nhất ba lần, và mỗi lần đều làm sau khi đã đọc kỹ bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu. Thế nhưng mỗi lần tôi đều toát yếu một cách khác, nhất là sau khi được đọc bản phiên dịch và chú thích bằng Anh ngữ của Đại đức Ñaṇamoli và Đại đức Bodhi. Như vậy đủ biết, những lời Phật dạy như núi cao, biển cả, mà sự học hiểu của mình chỉ như một cái xẻng đào đất hay cái muỗng múc canh, mỗi lúc chỉ lấy được một ít và rất phiến diện. Bởi thế mà Hòa thượng thường dạy, ngài không bao giờ “giải thích” lời Phật dạy, mà chỉ cố gắng dịch cho đúng nguyên văn của Người xưa dù có tối nghĩa đến đâu. Đấy là cái đức khiêm cung của ngài, trong vô số đức tính mà tôi ngưỡng mộ. 

Mình là ai mà dám toát yếu lời Phật dạy? Lỡ mình để tuột mất cái điểm cốt yếu trong lời Ngài dạy thì sao? Như vậy sẽ mang tội lớn với Phật, với Thầy, Tổ. Bởi vậy, càng ngày tôi càng miễn cưỡng trong việc phổ biến ba tập toát yếu này, vì sợ công ít mà tội nhiều. Khi làm xong tập thứ hai, đem khoe Thầy Chơn Thiện, Thầy phán rằng: “Kinh không bao giờ nên tóm tắt”. Tôi giật mình, và bỏ dở công việc gần hai năm trời, mặc dù đã gần xong tập cuối, đến kinh Nhất Dạ Hiền Giả. Sau đó, anh Hồ Hồng Phước ở Luân Đôn, người thường gửi cho tôi những sách Phật học bằng Anh ngữ mới xuất bản tại nước ngoài, thúc giục tôi gởi sang tiếp vì có người đã hào hứng in ra biếu không hai tập đầu. Thế là tôi lại hăng hái tiếp tục! 

Mỗi kinh do Tôn giả Ānanda trùng tuyên đều bắt đầu với câu “Tôi nghe như vầy”, mà không nói “Đức Phật đã dạy như vầy”, điều ấy rất đáng bắt chước. Vì tôi là ai mà dám làm phát ngôn nhân cho Phật? Lỡ Phật nói một đường, tôi nghe một nẻo thì sao? Cho nên đây chỉ là theo như tôi được nghe, chứ không phải theo như lời Phật dạy. 

Bản toát yếu này cũng thế. Đây chỉ là những gì do tôi hiểu được qua lời kinh, vào một thời điểm nào đó mà thôi. Và tôi đã toát yếu để cho tự mình nhớ được chút ít những lời vàng ngọc của đức Thế Tôn, để tự tu tập cho bản thân mình. Bởi thế người đọc hoàn toàn không thể bỏ qua bản gốc của Hòa thượng Thích Minh Châu đã dày công phiên dịch. Nếu đọc toát yếu này mà bỏ qua Kinh gốc thì cũng như bỏ đại dương để lấy vài giọt nước muối. 

Vậy, sau hết và trước hết, bản toát yếu này chỉ là một tập sách giúp trí nhớ cho những ai đã nhiều lần nghiền ngẫm Kinh Trung Bộ, và có thể họ đã toát yếu một cách khác, thì sách này sẽ bổ túc cho trí nhớ của họ. Những người mới đọc Kinh Trung Bộ lần đầu, thì qua Toát yếu này sẽ nắm được vài ý để hướng dẫn mình trên đường tu tập chứ không chỉ là “chuyên ký danh ngôn” vì kỳ thực Phật không dạy điều gì nếu không phải để đưa người đến chuyển mê khai ngộ.  Xin dâng lên Hòa thượng lòng tri ân vô bờ bến.

Thích Nữ Trí Hải

Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.


MỤC LỤC

KINH TRUNG BỘ I

  1. Pháp môn căn bản
  2. Tất cà lậu hoặc
  3. Thừa tự Pháp
  4. Sợ hãi và khiếp đảm
  5. Không uế nhiễm
  6. Ước nguyện
  7. Ví dụ tấm vải
  8. Đoạn giảm
  9. Chính tri kiến
  10. Niệm xứ
  11. Tiểu kinh sư tử hống
  12. Đại kinh sư tử hống
  13. Đại kinh khổ uẩn
  14. Tiểu kinh khổ uẩn
  15. Tư lượng
  16. Tâm hoang vu
  17. Khu rừng
  18. Mật hoàn
  19. Song tầm
  20. An trú tầm
  21. Ví dụ cái cưa
  22. Ví dụ con rắn
  23. Gò mối
  24. Trạm xe
  25. Bẫy mồi
  26. Thánh cầu
  27. Tiểu kinh dụ dấu chân voi
  28. Đại kinh dụ dâu chân voi
  29. Thí dụ lõi cây
  30. Thí dụ lõi cây
  31. Tiểu kinh rừng sừng bò
  32. Đại kinh rừng sừng bò
  33. Đại kinh người chăn bò
  34. Tiểu kinh người chăn bò
  35. Tiểu kinh Saccaka
  36. Đại kinh Saccaka
  37. Tiểu kinh đoạn tận ái
  38. Đại kinh đoạn tận ái
  39. Đại kinh xóm ngựa
  40. Tiểu kinh xóm ngựa
  41. Bà la môn ở Sàla và Veranja
  42. Bà la môn ở Sàla và Veranja
  43. Đại kinh Phương Quảng
  44. Tiểu kinh Phương Quảng
  45. Tiểu kinh pháp hành
  46. Đại kinh pháp hành
  47. Tư sát
  48. Kosambiya
  49. Phạm thiên cầu thỉnh
  50. Hàng ma

KINH TRUNG BỘ II

51) Kinh Kandaraka
52) Kinh Bát thành
53) Kinh Hữu học
54) Kinh Potaliya
55) Kinh Jivaka
56) Kinh Ưu-ba-ly
57) Kinh Hạnh con chó
58) Kinh Vương tử Vô-úy
59) Kinh Nhiều cảm thọ
60) Kinh Không gì chuyển hướng
61) Kinh Giáo giới La-hầu-la ở Am-bà-la
62) Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63) Tiểu kinh Malunkyaputta
64) Đại kinh Malunkyaputta
65) Kinh Bhaddali
66) Kinh Ví dụ con chim cáy
67) Kinh Catuma
68) Kinh Nalakapana
69) Kinh Gulissani
70) Kinh Kitagiri
71) Kinh Vacchagotta về tam minh
72) Kinh Vacchagotta về lửa
73) Đại kinh Vacchagotta
74) Kinh Trường Trảo
75) Kinh Magandiya
76) Kinh Sandaka
77) Đại kinh Sakuludayi
78) Kinh Samanamandika
79) Tiểu kinh Sakuludayi
80) Kinh Vekhanassa
81) Kinh Ghatikara
82) Kinh Ratthapala
83) Kinh Makhadeva
84) Kinh Madhura
85) Kinh Vương tử Bồ-đề
86) Kinh Angulimala
87) Kinh Ái sanh
88) Kinh Bahitika
89) Kinh Pháp trang nghiêm
90) Kinh Kannakatthala
91) Kinh Brahmayu
92) Kinh Sela
93) Kinh Assalayana
94) Kinh Ghotamukha
95) Kinh Canki
96) Kinh Esukari
97) Kinh Dhananjani
98) Kinh Vasettha
99) Kinh Subha
100) Kinh Sangarava

KINH TRUNG BỘ III

101) Kinh Devadaha
102) Kinh Năm và Ba
103) Kinh Nghĩ như thế nào?
104) Kinh Làng Sama
105) Kinh Thiện tinh
106) Kinh Bất động lợi ích
107) Kinh Ganaka Moggalana
108) Kinh Gopaka Moggalana
109) Đại kinh Mãn nguyệt
110) Tiểu kinh Mãn nguyệt
111) Kinh Bất đoạn
112) Kinh Sáu thanh tịnh
113) Kinh Chân nhân
114) Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115) Kinh Đa giới
116) Kinh Thôn tiên
117) Đại kinh Bốn mươi
118) Kinh Nhập tức Xuất tức niệm
119) Kinh Thân hành niệm
120) Kinh Hành sanh
121) Kinh Tiểu không
122) Kinh Đại không
123) Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124) Kinh Bạc-câu-la
125) Kinh Điều ngự địa
126) Kinh Phù-di
127) Kinh A-na-luật
128) Kinh Tùy phiền não
129) Kinh Hiền ngu
130) Kinh Thiên sứ
131) Kinh Nhất dạ hiền giả
132) Kinh A-nan nhất dạ hiền giả
133) Kinh Đại Ca-chiên-diên nhất dạ hiền giả
134) Kinh Lomasakangiya nhất dạ hiền giả
135) Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136) Đại kinh Nghiệp phân biệt
137) Kinh Phân biệt sáu xứ
138) Kinh Tổng thuyết và biệt thuyết
139) Kinh Vô tránh phân biệt
140) Kinh Giới phân biệt
141) Kinh Phân biệt về sự thật
142) Kinh Phân biệt cúng dường
143) Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144) Kinh Giáo giới Channa
145) Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146) Kinh Giáo giới Nandaka
147) Tiểu kinh giáo giới La-hầu-la
148) Kinh Sáu sáu
149) Đại kinh Sáu xứ
150) Kinh Nói cho dân chúng Nagaravinda
151) Kinh Khất thực thanh tịnh
152) Kinh Căn tu tập

Đọc sách PDF tại đây:  Toát yếu Kinh Trung Bộ


Bài viết liên quan

Xem thêm
Vì sao tin Phật
19/04/2024
Vì sao tin Phật
Đức Phật truyền dạy giáo pháp nhằm mang lại an lạc và giác ngộ. Nếu Phật Pháp chỉ là những tiền đề lý luận thỏa mãn tri thức thì Đạo Phật đã không có khả năng tồn tại qua bao nhiêu thế kỷ, trải rộng trên nhiều phần đất khác nhau. Dịch phẩm này có hai giá trị to lớn đối với người Phật Tử Việt Nam trong việc tu học: Thứ nhất Hòa-Thượng K. Sri Dhammananda đã khéo trình bày những đề tài của thời đại theo giáo lý căn bản truyền thống của Đức Phật. Đây là một việc làm đòi hỏi kinh nghiệm cao độ cả hai lãnh vực đạo và đời. Một người mới vào ngưỡng cửa Đạo Phật sẽ dễ dàng làm quen với những lời dạy đã được Đức Phật nói cách đây hai mươi lăm thế kỷ khắp lưu vực sông Hằng mà đến nay vẫn trực tiếp liên hệ đến mỗi cá nhân trong cuộc sống hàng ngày. Giá trị thứ hai phải nói đến là công trình dịch thuật. Dịch giả đã không làm tổn hại mảy may tinh thần trong sáng, bác lãm của nguyên tác. Trái lại bản dịch khiến chúng ta tăng thêm niềm thích thú để đọc trọn tác phẩm này. Thầy Thích Tâm Quang vốn không phải là một dịch giả xa lạ. Nhìn những công trình chuyển dịch ngày một quy mô của thầy khiến chúng ta nức lòng chờ đợi các dịch phẩm công phu khác tiếp nối sau này. Cảm nhận giá trị giáo khoa lớn lao của tác phẩm và với cả tấm lòng quý mến đối với tác giả lẫn dịch giả, chúng tôi trân trọng giới thiệu dịch phẩm này đến độc giả xa gần.
Tìm hiểu phước bố thí
19/04/2024
Tìm hiểu phước bố thí
Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Ðức Thế Tôn, Bậc A-ra-hán, Bậc Chánh Ðẳng Giác
Phước Thiện – Tỳ khưu Hộ Pháp biên soạn
19/04/2024
Phước Thiện – Tỳ khưu Hộ Pháp biên soạn
PHƯỚC-THIỆN (Puñña-Kusala) Chương VI: Nghiệp Và Quả Của Nghiệp đã được trình bày xong trong quyển IV của bộ Nền Tảng Phật Giáo, tiếp theo chương VII: Phước-Thiện (Puñña-Kusala) này sẽ được trình bày trong quyển V này.
Tam Tạng Kinh Điển Nguyên Thủy
19/04/2024
Tam Tạng Kinh Điển Nguyên Thủy
Tam Tạng Kinh Điển Nguyên Thủy
Những Lời Phật Dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli
13/01/2024
Những Lời Phật Dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli
Cuốn sách nhằm để phục vụ hai nhóm độc giả. Nhóm thứ nhất là những người chưa quen với các bài giảng của Đức Phật và cảm thấy cần một sự giới thiệu có hệ thống. Đối với các độc giả như vậy, bất kỳ bộ kinh Nikāya nào cũng có vẻ mơ hồ. Tất cả bốn bộ kinh Nikāya, nếu xem cùng một lúc, có thể sẽ giống như một khu rừng – dày đặc với nhiều loại thú hoang ẩn hiện, hay như một đại dương mênh mông, đầy biến động hoàn toàn xa lạ. Tôi hy vọng rằng cuốn sách này sẽ phục vụ như là một bản đồ để giúp những độc giả ấy đi thông qua khu rừng của các bài kinh, hoặc như một con tàu mạnh mẽ để mang các vị ấy đi khắp đại dương của Giáo Pháp. Nhóm độc giả thứ hai mà cuốn sách này nhắm đến là những người, tuy đã quen với những bài kinh, nhưng vẫn chưa thấy các bài kinh đó kết hợp như thế nào trong một tổng thể khả tri. Đối với các độc giả như vậy, những bài kinh cá biệt có thể được hiểu riêng rẽ nhưng các đoạn kinh văn xuất hiện giống như những mảnh giấy của một trò chơi ghép hình rải rác trên - 9 - bàn. Một khi độc giả thông hiểu cấu trúc trong cuốn sách này, vị ấy sẽ có một khái niệm rõ ràng về cấu trúc các lời Phật dạy. Từ đó, với việc suy tư thêm nữa, vị ấy có thể xác định vị trí của bất kỳ bài kinh nào trong lâu đài Giáo Pháp, cho dù được hay không được đề cập trong cuốn sách.
Hợp Tuyển Lời Phật Dạy Từ Kinh Tạng Pali
12/01/2024
Hợp Tuyển Lời Phật Dạy Từ Kinh Tạng Pali
Những lời thuyết giảng từ các bộ kinh Nikaya được tuyển chọn trong sách này cung cấp nhiều hiểu biết thật hấp dẫn về phương cách những giáo lý của Đức Phật được bảo tồn, học hỏi và hiểu biết trong thời kỳ đầu tiên của quá trình phát triển Phật giáo. Các độc giả hiện đại sẽ tìm thấy những giáo lý này có giá trị đặc biệt tái tạo sức sống mới cũng như làm sáng tỏ hiểu biết của họ về nhiều điểm giáo lý cơ bản của Phật giáo. Rõ ràng là thông điệp chính yếu của Đức Phật về lòng từ bi, trách nhiệm đạo đức, an tịnh tâm thức và óc phán đoán đúng đắn, vẫn có giá trị trong thời đại này cũng như hơn hai ngàn năm trăm năm về trước.
Phước Huệ song tu