Tốt đời đẹp đạo
Loading...
Mười đức lành của Người Phật tử

Mười đức lành của Người Phật tử

Có chánh kiến (Sammādiṭṭhiko'va hoti), nghĩa là người thiện tín phải có tri kiến chân chánh, hiểu đúng với chơn lý, thấy rõ vô thường, khổ não và vô ngã; hiểu biết nghiệp báo luân hồi.


Trong chú giải có nói đến mười đức lành của người Phật tửđã qui y Tam bảo như sau:

1- Đồng vui khổ với chư Tăng (Saṅghena saddhiṃ samānasukhadukkho hoti), là khi chúng tỳ kheo có việc vui hay khổ, thì nguời thiện tín đều có quan tâm chia sẻ; Tăng chúng vui thì mình hoan hỷ, Tăng chúng khổ thì mình cùng lo.

2- Khéo giữ gìn thân khẩu (Kāyikavācasikañca surakkhitaṃ hoti), là người thiện tín phải có hành vi tốt đẹp, lời nói tốt đẹp.

3- Lấy pháp làm trọng (Dhammo adhipateyyo hoti), nghĩa là người thiện tín luôn luôn sống y cứ giáo pháp, lấy chánh pháp làm chuẩn mực, làm căn bản, làm kim chỉ nam.

4- Chia sẻ tùy khả năng (Yathāthāmena saṃvibhāgarato' va hoti), nghĩa là người thiện tín có tâm hoan hỷ trong việc bố thí xả tài tùy theo sức tài sản mình có.

5- Cố gắng học hiểu giáo lý của Phật (Jinasāsanaṃ jānituñca vāyamati), nghĩa là người thiện tín phải cố gắng tìm hiểu học hỏi giáo pháp của bậc Đạo Sư đã dạy.

6- Có chánh kiến (Sammādiṭṭhiko'va hoti), nghĩa là người thiện tín phải có tri kiến chân chánh, hiểu đúng với chơn lý, thấy rõ vô thường, khổ não và vô ngã; hiểu biết nghiệp báo luân hồi.

7- Từ bỏ sự bói toán đoán điềm (Apagato kotuhalamaṅgaliko'va hoti), nghĩa là người thiện tín không tin theo sao hạn hên xui, mê tín dị đoan.

8- Không xu hướng Đạo Sư khác dù có vì nhân mạng sống (Jīvitahetupi aññaṃ satthāraṃ na uddisati), nghĩa là người thiện tín không vì nhân mạng sống bị đe dọa hay vì để nuôi mạng mà hướng về thầy ngoại đạo khác bỏ Đức Phật.

9- Vui thích trong sự hòa hợp (Samaggārāmo' va hoti), nghĩa là người thiện tín luôn luôn sống đoàn kết, hoan hỷ trong sự đoàn kết, không chia rẽ, không phe phái.

10- Thực hành theo giáo lý (Sāsane carati), nghĩa là người thiện tín luôn luôn thực hành lời dạy của Đức Phật, tinh tấn tu tập.

Đây là mười đức tính tốt đẹp của một người cư sĩ chân chánh trong Phật giáo, người cư sĩ có mười đức lành này đáng gọi là cận sự nam và cận sự nữ đệ tử Tam Bảo.

Tỳ Kheo Giác Giới

Bài viết liên quan

Xem thêm
Lịch sử Tam Tạng Kinh Điển
Lịch sử Tam Tạng Kinh Điển
Trong 45 năm truyền giảng con đường giải thoát, Đức Phật thu nhận rất nhiều đệ tử, có người xuất gia theo ngài và lập thành Tăng đoàn (Sangha), có người cũng còn tại gia, gọi là các cư sĩ. Vùng truyền giáo của ngài là vùng Đông Bắc Ấn Độ giáp biên giới xứ Nepal, dọc theo các nhánh sông thượng nguồn sông Gange (Hằng hà) [1, 2, 3]. Ngài thường được gọi là Đức Phật Cồ Đàm (Buddha Gotama). Chữ "Phật" là tiếng gọi tắt của "Phật Đà", phiên âm từ chữ Phạn "Buddha" - người bình dân Việt Nam có nơi gọi là ông Bụt - nghĩa là người đã giác ngộ (Giác Giả) . Trong các kinh sách ghi lại, ngài thường tự gọi mình là Tagatatha (Như Lai). Ngài có rất nhiều đệ tử từ các quốc gia trong vùng, gồm đủ mọi thành phần trong xã hội, lứa tuổi, nam nữ, và từ nhiều nguồn gốc tín ngưỡng khác nhau. Đức Phật đã để lại một kho tàng quí giá gồm nhiều bài thuyết giảng (Kinh, Sutta), thường được gọi tổng quát là "tám vạn bốn ngàn" pháp môn, trong nhiều dịp giảng dạy cho hàng đệ tử, bậc thánh thanh văn, cư sĩ, ... Với sự phát triển và bành trướng của Tăng đoàn, Ngài đặt ra nhiều giới luật để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tu tập (Vinaya, Giới). Ngoài ra còn nhiều bài giảng đặc biệt khác mà về sau nầy được đúc kết lại trong bộ A Tỳ Đàm (Abhidhamma).
Đức vua trời Sakka tạo phước thiện bố thí
Đức vua trời Sakka tạo phước thiện bố thí
Đức-vua-trời Sakka trị vì cõi trời Tam-thập-tam-thiên mà tiền-kiếp của Đức-vua-trời đã từng làm những phước-thiện trong thời-kỳ không có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian, nên Đức-vua-trời Sakka cảm thấy tủi phận nghèo của mình, mỗi khi gặp những vị thiên-nam mà tiền-kiếp đã tạo phước-thiện trong thời-kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, những vị thiên-nam ấy có hào-quang sáng chói làm lấn át hào quang của Đức-vua-trời Sakka, cho nên, Đức-vua-trời Sakka tìm cơ hội tốt tạo phước-thiện đến bậc Thánh-nhân trong Phật-giáo.
Các pháp nào tác thành Sakka – vị Thiên chủ Đế Thích thống lãnh và trị vì Tam Thập Tam Thiên Giới
Các pháp nào tác thành Sakka – vị Thiên chủ Đế Thích thống lãnh và trị vì Tam Thập Tam Thiên Giới
Đức-vua-trời Sakka trị vì cõi trời Tam-thập-tam-thiên mà tiền-kiếp của Đức-vua-trời đã từng làm những phước-thiện trong thời-kỳ không có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian, nên Đức-vua-trời Sakka cảm thấy tủi phận nghèo của mình, mỗi khi gặp những vị thiên-nam mà tiền-kiếp đã tạo phước-thiện trong thời-kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, những vị thiên-nam ấy có hào-quang sáng chói làm lấn át hào quang của Đức-vua-trời Sakka, cho nên, Đức-vua-trời Sakka tìm cơ hội tốt tạo phước-thiện đến bậc Thánh-nhân trong Phật-giáo.
Ăn chay, nấu mặn có mắc tội không?
Ăn chay, nấu mặn có mắc tội không?
GNO - Trong những ngày ăn chay, tôi vẫn phải đi chợ mua và nấu đồ mặn cho chồng con ăn, như vậy có mắc tội không? (NGUYỄN LƯỢM, luomnguyen5...@gmail.com)
Thập đại đệ tử Ni và những nữ tín chủ được đức Phật ngợi khen
Thập đại đệ tử Ni và những nữ tín chủ được đức Phật ngợi khen
Thập đại đệ tử Ni là những vị thánh Ni kiệt xuất, lỗi lạc. Mười vị thánh Ni này xuất thân từ nhiều giai cấp khác nhau trong xã hội và có hoàn cảnh cá nhân đặc biệt. Mỗi vị tiếp cận giáo pháp của Đức Phật, nỗ lực tu tập và sau đó đều chứng đắc quả vị A La Hán.
Phước Huệ song tu