Tốt đời đẹp đạo
Loading...
Các pháp nào tác thành Sakka – vị Thiên chủ Đế Thích thống lãnh và trị vì Tam Thập Tam Thiên Giới

Các pháp nào tác thành Sakka – vị Thiên chủ Đế Thích thống lãnh và trị vì Tam Thập Tam Thiên Giới

Đức-vua-trời Sakka trị vì cõi trời Tam-thập-tam-thiên mà tiền-kiếp của Đức-vua-trời đã từng làm những phước-thiện trong thời-kỳ không có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian, nên Đức-vua-trời Sakka cảm thấy tủi phận nghèo của mình, mỗi khi gặp những vị thiên-nam mà tiền-kiếp đã tạo phước-thiện trong thời-kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, những vị thiên-nam ấy có hào-quang sáng chói làm lấn át hào quang của Đức-vua-trời Sakka, cho nên, Đức-vua-trời Sakka tìm cơ hội tốt tạo phước-thiện đến bậc Thánh-nhân trong Phật-giáo.

… Này Mahāli, Ta biết Sakka và các pháp tác thành Sakka. Chính do chấp trì các pháp ấy, Sakka được địa vị Sakka. Và Ta biết các pháp ấy.

Này Mahāli, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị ấy là một thanh niên Bà la môn tên là Magha, do vậy được gọi là Maghavà.

Này Mahāli, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị ấy THƯỜNG BỐ THÍ TỪ THÀNH NÀY QUA THÀNH KHÁC, do vậy được gọi là Purtindado.

Này Mahāli, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị ấy THƯỜNG BỐ THÍ MỘT CÁCH TRỌN VẸN, do vậy được gọi là Sakka.

Này Mahāli, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị ấy THƯỜNG BỐ THÍ TRÚ XỨ, do vậy được gọi là Vàsavo.

Này Mahāli, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị ấy CÓ THỂ TRONG MỘT THỜI GIAN RẤT NGẮN, SUY NGHĨ ĐẾN NGÀN SỰ VIỆC, do vậy được gọi là Sahassa akkha (một ngàn con mắt).

Này Mahāli, Sakka trở thành người chồng của một thiếu nữ A-tu-la là Sujà, do vậy được gọi là Sujampati.

Này Mahāli, Thiên chủ Sakka thống lãnh và trị vì Tam thập tam thiên, do vậy được gọi là Thiên chủ.

Này Mahāli, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị này CHẤP TRÌ VÀ THỰC HÀNH BẢY CẤM GIỚI TÚC.   Nhờ chấp trì bảy cấm giới túc, Sakka được địa vị Sakka.

Thế nào là bảy cấm giới túc?

  1. Cho đến trọn đời, tôi hiếu dưỡng cha mẹ.
  2. Cho đến trọn đời, tôi kính trọng bậc gia trưởng.
  3. Cho đến trọn đời, tôi nói lời nhu hòa.
  4. Cho đến trọn đời, tôi không nói lời hai lưỡi.
  5. Cho đến trọn đời, với tâm ly cấu uế và xan tham, tôi sống trong gia đình với tâm bố thí, với tay sạch sẽ, hoan hỷ thí xả, nhiệt tình đáp ứng các yêu cầu, sung sướng phân phối vật bố thí.
  6. Cho đến trọn đời, tôi nói lời chân thật.
  7. Cho đến trọn đời, tôi không phẫn nộ; nếu tôi có phẫn nộ, tôi sẽ mau chóng dẹp trừ phẫn nộ.

Này Mahāli, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị này chấp trì và thật hành bảy cấm giới túc. Nhờ chấp trì bảy cấm giới túc này, Sakka được địa vị Sakka.

Ai hiếu dưỡng cha mẹ,

Kính trọng bậc gia trưởng,

Nói những lời nhu hòa,

Từ bỏ lời hai lưỡi,

Chế ngự lòng xan tham,

Là con người chân thực,

Nhiếp phục được phẫn nộ,

Với con người như vậy,

Chư Thiên tam thập tam,

Gọi là bậc Chơn nhơn.

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 11: Tương Ưng Sakka – II: Phẩm Thứ Hai – 13. Chư Thiên


Sakka – Vị Thiên Chủ Đế Thích Thống Lãnh Và Trị Vì “Tam Thập Tam Thiên Giới” Kính Lễ Những Ai

Bậc Tam minh lễ ta.

Tất cả Sát-đế-lỵ

Ở trên cõi đất này,

Cũng đều đảnh lễ ta,

Kể cả bốn Thiên vương,

Bậc danh xưng Tam thập.

Nhưng ta chỉ đảnh lễ,

Bậc thành tựu giới, luật,

Lâu ngày tu Thiền định,

Chơn chánh hành xuất gia,

Thành đạt và chứng được

Cứu cánh chơn Phạm hạnh.

Ngoài ra các gia chủ,

Làm công đức, giữ giới,

Nuôi dưỡng vợ đúng pháp,

Các cư sĩ như vậy,T

a cũng sẽ đảnh lễ,

Hỡi này Mātali.

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 11: Tương ưng Sakka – II: Phẩm thứ hai – 18. Sakka Kính Lễ

Bậc Chánh Ðẳng Chánh Giác,

Ðời này với chư Thiên,

Bậc Ðạo Sư tối thượng,

Vị ấy ta đảnh lễ,

Này Mātali!

Những vị đã đoạn trừ,

Tham, sân và vô minh,

Bậc lậu tận, La-hán,

Vị ấy ta đảnh lễ.

Bậc điều phục tham sân,

Vượt khỏi màn vô minh,

Hoan hỷ đoạn tái sanh,

Các bậc thuộc hữu học,

Không phóng dật, tu học,

Vị ấy ta đảnh lễ,

Này Mātali.

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 11: Tương ưng Sakka – II: Phẩm thứ hai – 19. Sakka Kính Lễ


Ðối với vị xuất gia,

Ðiều khiến ta ưa thích,

Khi họ từ làng về,

Họ đi không tham vọng,

Vựa lúa, không cất chứa,

Không ghè, không nồi niêu,

Những gì họ tìm kiếm,

Có người khác sẵn sàng.

Do vậy, họ nuôi sống,

Theo cung cách tốt đẹp.

Họ là bậc Hiền trí,

Khuyên nhủ lời tốt đẹp.

Hay họ giữ im lặng,

Trong tư thế trầm tĩnh.

Chư thiên chiến Tu-la,

Loài Người cũng gây chiến.

Hỡi này Mātali!

Không chiến giữa gây chiến,

Trầm tĩnh giữa đao gậy,

Không chấp giữa chấp trước.

Vậy ta kính lễ họ,

Hỡi này Mātali!

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 11: Tương ưng Sakka – II: Phẩm thứ hai – 20. Sakka Ðảnh Lễ


Ghi chú

CÕI TRỜI BA MƯƠI BA = TAM THẬP TAM THIÊN GIỚI = TĀVATIṂSABHŪMI = CÕI TRỜI ĐAO-LỢI

Tāvatiṃsa là cõi trời thứ hai, nơi gọi là Tettiṃsa ấy, có nghĩa là: Chỗ sanh lên của 33 người.

Nguyên nhân khiến phát sanh lên cõi trời ấy là Tāvatiṃsa, có câu chuyện được tóm lược như sau:

Thuở quá khứ có một ít khu làng tên là Macalagāma, trong làng này có nhóm người, tên là Garasahapuññakārī: Nhóm cùng tạo phước, nhóm này gồm 33 thanh niên, có thanh niên Māgha là trưởng nhóm.

Ba mươi ba người này cùng nhau tạo con đường tốt đẹp trong khuôn viên làng ấy, và khi con đường bị hư hoại, họ cùng nhau sửa, đắp lại cho tốt đẹp, mang lại sự thoải mái, an lạc cho những người qua lại, cất một ngôi nhà, chứa đầy nước trong lu để người đi đường có nơi trú, có nước để giải khác, tắm rửa … cất một Sālā tại ngã tư đường lớn cho những người lỡ đường trú ngụ qua đêm.

Về sau, cả 33 chàng lại kiến tạo một phước xá bố thí vật thực đến những người hành khất, kẻ nghèo khó… Khi mệnh chung, cả 33 người đều thọ sanh lên tầng trời thứ hai, thanh niên Māgha ấy trở thành Đức Đế Thích, 32 chàng trai trở thành 32 vị Thiên chủ có Đại uy lực, tên là Pajāpati, Varuna, Esāna… Do nhân đó, cõi trời này mới có tên là Tettiṃsa (Đao-lợi).

Từ đỉnh Sineru, là cõi Đạo-lợi này, đo thẳng xuống đến tầng Tứ Thiên vương thì được là 42000 do tuần, từ tầng Tứ Thiên Vương xuống đến cõi nhân loại cũng là 42000 do tuần. Tổng cộng chiều cao từ đỉnh núi xuống đến nhân giới là 84000 do tuần.

Khoảng cách từ Đạo-lợi đến cung Dạ Ma Thiên, từ Dạ Ma Thiên đến Đẩu Suất Thiên, từ Đẩu Suất Thiên đến Hóa Lạc Thiên, từ Hóa Lạc Thiên đến Tha Hóa Tự Tại Thiên. Cả 5 tầng này có khoảng cách như nhau là 42000 do tuần.

Trên đỉnh núi Sineru có hình tròn, rộng 84000 do tuần bằng với chiều cao núi, chính giữa đỉnh núi là kinh thành Sudassana (Thiện-kiến), rộng 10.000 do tuần, bốn phía được bao bọc bởi tường thành, mỗi hướng có 250 cửa thành. Tổng cộng có 1000 cửa thành.

Phần đất trên đỉnh núi Tu Di sơn thành tựu với bảy loại ngọc báu, còn bốn mặt của núi Tu Di, hướng Đông là bạc, hướng Bắc là vàng, tây là ngọc pha lê, hướng Nam là ngọc bích. Cho nên Chư Thiên ở tầng này chân không hề chạm đất.

Chư Thiên Đạo-lợi có hai hạng là: ① Bhummaṭṭhadevatā (Địa cư thiên: chư thiên cư trên mặt đất) và ② Ākāsaṭṭhadevatā (Hư không thiên: chư thiên cư trú trên hư không).

① Bhummaṭṭhadevatā là Đức Đế Thích, 32 vị Đại Thiên chủ cùng Thiên chúng tùy tùng trên đỉnh Sineru. Năm hạng Deva asura ở dưới núi Tu Di cũng được xếp vào Bhummaṭṭhadevatā.

② Ākāsaṭṭhadevatā là Chư Thiên ở trong Thiên cung trôi giữa hư không, kể từ đỉnh núi Tu Di suốt đến ranh giới Cakkavāḷa, có một số Thiên cung còn trống Chưa có vị Thiên tử nào ngự.

Ở giữa kinh thành Sudassana có cung điện Vejayanta (chiến thắng điện), là trú xứ của Đức Đế thích.

Hướng Đông thành phố là vườn hoa Nanda, rộng 100 do tuần, trong vườn có hai hồ nước là Mahānandā và Cūḷanandā. Quanh khuôn viên và ranh bờ hồ được lót đá, đá lót quanh khuôn viên và bờ hồ nào, đá ấy được gọi tên theo tên hồ ấy.

Hướng Tây thành phố Sudassana có vườn Cittalatā rộng 500 do tuần, có hai hồ nước là Vicittā và Cūḷacittā.

Hướng Nam có khu vườn tên là Phārusaka rộng 700 do tuần, có hai hồ nước là Bhaddhā và Subhaddā.

Cả bốn khu vườn này là nơi vui chơi khả ý của tất cả Chư Thiên trong tầng Đạo-lợi này.

Cạnh phía trên hướng Đông thành phố Sudassana, có hai khu vườn là Puṇḍarika không rộng lắm, khu vườn kia là Mahāvana rộng 700 do tuần.

Vườn Puṇḍarika có cây Pāricchattaka (hoa tán lọng) với tān cây rộng 50 do tuần. Khi đến mùa trổ hoa, hương thơm tỏa ra đến 100 do tuần.

Dưới cây Pāricchattaka là bảo tọa Paṇḍu kambala, bảo tọa này dài 60 do tuần, rộng 50 do tuần, cao 15 do tuần, có màu đỏ giống như hoa hồng (Japā), có trạng thái co giãn, tức là xọp xuống khi Đức Đế Thích ngự lên, là phồng lên khi Đức Đế Thích đứng dậy.

Cạnh gần đó là giảng đường Sudhammā, là nơi Chư Thiên tụ hội nghe giảng Pháp. Có một Bảo tháp tên là Cūḷamaṇi cao 100 do tuần, trong tháp có tôn trí thờ chiếc răng nhọn bên phải của Đức Thế Tôn, và tóc mà Ngài cắt bỏ lúc xuất gia.

Lại nữa, vườn Mahāvana là nơi ngự hoan hỷ, khả ý của vua trời Sakka, ở đây có hồ nước rộng 1 do tuần, tên là Sunandā và có đến 100 Thiên cung.


KHẢ ÁI TRONG CÕI TAM THẬP TAM THIÊN

Chư Thiên nào sanh vào cõi Tam thập tam, là người được hưởng quả an lạc do tạo được trong đời quá khứ, vì thế các cảnh trong cõi Tam thập tam này đều là các cảnh khả ái, nam Chư Thiên thì có sắc thân trong lứa tuổi 20 cho đến trọn kiếp sống ấy, còn Thiên nữ thì có sắc tướng như lứa tuổi 16.

Sự già, tóc bạc, răng long, mắt mờ, tai lãng, da nhăn, bệnh hoạn. Những thứ này không hề có cho Chư Thiên ấy, chỉ có sự xinh đẹp như trai tơ, gái lứa mà thôi.

Sự bệnh hoạn, đau đớn về thân cũng không có. Sự thọ hưởng vật thực, đều là thượng vị tịnh thực. Do vậy, sự đại tiện, tiểu tiện cũng không có nơi cõi này. Thiên nữ không có kinh nguyệt, không có thai bào. Riêng địa cự Thiên (ở địa cầu hay cõi Tứ Thiên Vương) có một số vị thì giống như người, tức là giống như nữ nhân loại, cũng có kinh nguyệt, thai nghén.

Thông thường thì Thiên nam hay Thiên nữ trong Thiên giới, con trai hay gái được sanh ra như nhân loại thì không có. Gọi là con của vị Thiên tử ấy, do sanh từ nơi bắp vế của vị ấy. Thiên nữ nào tái sanh làm vợ vị Thiên tử nào đó, sẽ sanh lên nơi ngủ, Gọi là túc hạnh thê. Chư Thiên phục vụ cho việc trang điểm thì sanh lên trong phòng ngủ, nếu là người phục vụ thì sanh trong Thiên cung.

Khi vị Thiên tử sanh lên trong bất luận Thiên cung của vị Thiên chủ nào, thì Thiên nam, Thiên nữ ấy xem như tùy tùng của Thiên cung chủ ấy, những Thiên cung chủ khác không thể tranh giành được. Nếu vị tân Thiên tử sanh lên giữa ranh giới hai Thiên cung, thì các Thiên cung chủ sẽ khởi lên sự tranh luận để giành lấy vị tân Thiên tử ấy, làm sở hữu cho riêng mình. Nếu vấn đề không giải quyết được, hai (hay ba) Thiên cung chủ sẽ mang vị tân Thiên nhân mới sanh cùng nhau đi đến Đức Đế Thích, nhờ Ngài phân xử. Bây giờ, tân Thiên nhân ấy ở gần cung nào thì thuộc về vị Thiên chủ cung ấy. Nếu khoảng cách ranh giới đến Thiên cung bằng nhau, thì vị Thiên nhân mới sanh hướng về cung nào, sẽ thuộc về Thiên cung ấy. Nếu vị tân Thiên nhân không hướng về Thiên cung nào cả, mà ngó lên trời, Đức Kosiya sẽ phán quyết rằng: đó là của Ngài, để cắt đứt sự tranh chấp của các Chư Thiên.

Một số nam Chư Thiên có đến 500-700-1000 Thiên nữ xinh đẹp là vợ (túc hạnh thê).

Như thế, cho thấy rằng: có nhiều Thiên nhân cũng không có biệt cung, và trong Thiên giới cũng tương tự nhân giới, tức là cũng có sự tranh chấp lẫn nhau và cũng có người phán xử vụ tranh chấp ấy.

Chư Thiên nam, nữ trong cõi này cũng có sự đi tìm tình yêu lẫn nhau, giống như trong cõi người.

Một số Thiên nữ, mặc dù có Thiên cung riêng, nhưng bạn đời đã mất, khiến phát sanh sự chán nản trong cuộc đời của mình, không có sự hân hoan và tươi vui như những Thiên nữ có đôi bạn. Còn những Thiên nữ có đôi bạn, thường rủ nhau đi tìm khoái lạc trong bốn khu vườn cùng với tùy tùng của mình.

Lại nữa, tùy tùng, Thiên cung, các cảnh sắc mà là tài sản riêng của những Thiên nhân ấy, cũng có sự sai biệt, xinh đẹp, thù thắng, hơn kém nhau tùy theo phước báu đã tạo trữ. Vì thế, hào quang phát ra từ thân, từ trang phục, từ vật trang điểm luôn cả từ Thiên cung của các Thiên nhân ấy cũng khác nhau. Có vị hào quang chiếu được 12 do tuần, có vị hào quang sáng rực cả 100 do tuần do có nhiều phước báu.

 

Hỏi đáp

Hỏi rằng: Trong sáu cõi trời này, Chư Thiên có nhìn thấy nhau chăng?

Đáp rằng:

Chư Thiên tầng cao thấy được Chư Thiên tầng dưới, Chư Thiên tầng dưới không thấy được Chư Thiên tầng trên. Thông thường Chư Thiên tầng cao thì có thân sắc tế hơn Chư Thiên tầng dưới. Ngoại trừ khi Chư Thiên tầng trên hóa thân thành thô xấu lại thì Chư Thiên tầng thấp mới thấy được, và điều này được diễn tiến theo thứ tự mỗi tầng.

Giữa nhân loại và Chư Thiên cũng vậy, tức là: Nhân loại không thể thấy được Chư Thiên vì Chư Thiên có sắc thân vi tế, ngoại trừ vị Thiên nhân ấy hóa thân thành sắc thô thì nhân loại mới có thể thấy được.

Lại nữa, như đã nói ở đoạn trước rằng: Các cảnh sắc sai biệt trong cõi Tam thập tam này, đều là những cảnh khả ái, mà tất cả Thiên chúng nam hay nữ thọ hưởng đó, là những Thiên sản. Tức là chỉ thọ hưởng Thiên lạc, trang phục, trang sức đều là tịnh sắc, chí đến thân thể cũng là Thiên sắc, tức là không hề có vật uế trược, hôi thúi chảy ra từ chín cửa như người nhân loại.

 

Hỏi rằng: Như vậy, khi Chư Thiên ngửi mùi nhân loại, có cảm giác như thế nào?

Đáp rằng:

Tất cả Chư Thiên Tam thập tam khi ngửi mùi hôi từ thân nhân loại, dù ở cách xa trăm do tuần trong thời nào, khi ấy có cảm giác như là đang ngửi mùi chó sình đeo trước ngực, dù đó là Chuyển Luân Vương mà trong ngày đã tắm hai lần, thay giày ba bận, thoa sức khắp thân thể với vật thơm thượng hạng đi nữa, khi nhận được mùi ấy Chư Thiên vẫn có cảm giác như là mùi vật chết đã sình thúi đang đeo trên ngực vậy.

Sự xinh đẹp đa dạng và sự an lạc thuộc Thiên sản trong cõi Tam thập tam này, không thể kể cho hết được, các tài sản trong nhân giới, dù là tài sản của vua Chuyển Luân Vương, hoặc vua chúa, Trưởng giả, gia chủ … không thể so sánh với tài sản Chư Thiên được.

Các cảnh khả ái trong cõi Tam thập tam, như cảnh khả ái trong vườn Nanda là cảnh tuyệt diệu hơn hẳn các cảnh đẹp khác trong cõi Tam thập tam.

Vì rằng: Khi vị Thiên nhân nào phát sanh sự sầu muộn do thấy được 5 hiện tượng báo tử phát sanh đến mình, vị Thiên nhân ấy đi vào vườn Nanda, sự ưu bi về cái chếp sắp đến không còn nữa.

Vì thế, nhân loại hay Thiên nhân nào Chưa đi đến vườn Nanda, thì người ấy được xem như Chưa biết lạc tối thắng trong cõi Tam thập tam.

Như trong Sagāthava samyutta có nêu rằng: những người nào Chưa từng đi đến vườn Nanda, là nơi giải trí của tất cả Thiên nam và Thiên nữ, dù là những người có phước, có sự xinh đẹp, có tùy tùng nhiều trong cõi Tam thập tam này, người ấy được gọi là người chưa tròn đủ với sự hưởng lạc trong ngũ dục, có trong cõi trời này.


CHUYỆN ĐẾ THÍCH CÓ DANH HIỆU LÀ SAKKA

Định nghĩa: Sakkañca dānaṃ dadātīti = Sakko.

Gọi là Sakka do bố thí với tâm cung kính.

Hoặc là: Asure jetuṃ sakkunātīti = Sakko.

Gọi là Sakka do có khả năng chiến thắng asura.

Đức Thiên vương Sakka, hay Gọi là Đức Kosiya, Amriṇḍa này là vị cai quản Chư Thiên cõi Tam thập tam và Chư Thiên cõi Tứ Thiên Vương.

Trong hai cõi trời này, Đức Kosiya amriṇḍa trú nơi Đạo-lợi Thiên, trong tòa Thiên cung bằng vàng tên là Vejayanta.

Chung quanh cung Vejayanta có cờ dựng, được trang Hoàng bằng bảy loại ngọc báu, cao ba trăm do tuần, có vương xa dành cho Thiên vương Kosiya, cũng mang tên là Vejayanta.

Phía trước vương xa là chỗ ngồi của Thiên tử xa phu Mātalī, chỗ ngồi này dài 50 do tuần, phần giữa là nơi ngự của Thiên chúa cũng dài 50 do tuần, phần cuối cũng dài 50 do tuần.

Tổng cộng chiều dài của Vương xa Vejayanta là 150 do tuần, chiều rộng vương xa là 50 do tuần, chu vi vương xa là 400 do tuần.

Ngai báu bên trong Vương xa làm bằng bảy loại ngọc báu, cao 100 do tuần, rộng 10 do tuần được che với lộng trắng cao 300 do tuần.

Vương xa được kéo đi bởi 1000 con ngựa Sindhava, ngựa Sindhava này không phải là loài bàng sanh mà chính là Chư Thiên Tam thập Thiên hóa thân.

Đôi khi Thiên vương Sakka đi bằng voi, voi này chính là Thiên tử Erāvaṇa hóa thân thành.

Voi Erāvaṇa này có thân to 150 do tuần, có 33 ngà lớn, mỗi ngà lớn có 7 ngà nhỏ, thành ra có 231 ngà. Mỗi ngà nhỏ dài 50 do tuần, mỗi ngà có 7 hồ nước bằng 1.617 hồ nước, mỗi hồ nước có 7 cụm sen bằng 11.319 cụm sen, mỗi cụm sen có 7 đóa hoa sen bằng 792.33 đóa hoa sen, mỗi đóa hoa sen có 7 cánh sen bằng 554.631 cánh sen, mỗi cánh sen có 7 nàng tiên nữ đang múa hát bằng 3.882.417 nàng tiên nữ. Tất cả đều đang múa hát dâng lên Đức Đế Thích ngự lãm.

Trên đỉnh đầu voi Erāvaṇa, nơi chính giữa là ngā Sudassana có Thiên kiệu Maṇḍapa cao 12 do tuần, bên trong Thiên kiệu là bảo tọa bằng ngọc maṇī rộng 1 do tuần, dành riêng cho Đức Kosiya ngồi. Maṇḍapa này rộng 30 do tuần, chung quanh có cặm cờ, mỗi lá cờ dài 1 do tuần, có chuông lá bồ đề treo ở chuôi cờ, khi có gió những chuông này phát ra âm thanh vi diệu như tiếng đàn.

Đức Thiên vương Sakka này tuy có mắt giống như mắt Chư Thiên nhưng mắt của vị ấy có khả năng nhìn thấy được các vật ở rất xa tương đương với 1000 con mắt, nên có danh hiệu là Sahassayana.

Lại nữa, người muốn trở thành Đế Thích, phải hội đủ 7 pháp:

1- Nuôi dưỡng cha mẹ.2- Tôn kính bậc Trưởng thượng trong gia tộc.3- Nói lời dịu ngọt.4- Không nói lời đâm thọc.5- Không bỏn xẻn.6- Có sự chân thật.7- Chế ngự được tâm sân hận.

Như trong Ekani Pātajātaka aṭṭhakathā có ghi rằng:

Ai hiếu dưỡng cha mẹKính trọng bậc gia TrưởngNói những lời nhu hòaLà người nói chân thậtChế ngự lòng bỏn xẻnTừ bỏ lời đâm thọcNhiếp phục được phẩn nộVới con người như vậyChư Thiên Tam thập tamGọi là bậc tịnh sĩ.


Nguồn trích dẫn: CHÚ GIẢI NGƯỜI VÀ CÕI – Chương V: Quyển II TRÌNH BÀY LIÊN QUAN ĐẾN SÁU CÕI TRỜI THEO AṬṬHAKATHĀ VÀ ṬĪKĀ

* Nội dung được trích từ các bài giảng và tài liệu do Sư Viên Phúc tổng hợp và chia sẻ trên trang Ehipassiko.info


Bài viết liên quan

Xem thêm
Tu sĩ và nông dân
Tu sĩ và nông dân
Có rất nhiều lời nhận xét theo hướng tiêu cực trên các trang mạng xã hội, mỗi khi Phật giáo dậy sóng một vài sự việc không đáng xảy ra trong nếp sống tu tập. Trong hàng loạt lời chửi bới, la ó, nguyền rủa đó, ý kiến được nhiều người nghĩ đến nhất là những vị tu sĩ đều là ăn bám xã hội, ở ngoài không làm được gì nên mới vào chùa đi tu, nhác làm ăn nên mới vào chùa… Vì trong ấn tượng của họ, màu áo nâu sòng thường xuất hiện trong các đám ma, ếm bùa, trục vong, làm những trò mê tín dị đoan. Còn những lúc quý Thầy đi làm Phật sự, làm từ thiện, thuyết pháp… thì họ lại bỏ mặc, họ không thấy được những điều đó. Trong kho tàng kinh điển mà đức Phật để lại, có một bài kinh liên quan đến vấn đề trên, đó là bài kinh Canh Điền, số 98 trong tập Tạp A-hàm.
Rắn thần Naga trong văn hóa Phật giáo
Rắn thần Naga trong văn hóa Phật giáo
NSGN - Naga, gốc tiếng Phạn, chỉ một vị thần hay một sinh vật có hình dạng là con rắn mang bành chúa được thấy trước hết trong truyền thống văn hóa Hindu và sau đó rất phổ biến trong kinh văn, trong Phật thoại và trong nghệ thuật tạo hình Phật giáo ở hầu hết các quốc gia châu Á. Trong ngữ cảnh văn hóa Hán, Naga được phiên âm là Na-già, được đồng nhất với rồng/ long và trong từng tọa độ địa lý - lịch sử, nó lại tích hợp với những tín niệm bản xứ để trở thành những linh vật/ linh thần hàm chứa nhiều đặc điểm và tính chất phồn tạp khó có thể nói cho cùng. Ở bài viết này, chỉ đề cập đến những gì chính yếu nhất cốt để có hiểu biết ít nhiều về Naga trong văn hóa Phật giáo.
Lịch sử Tam Tạng Kinh Điển
Lịch sử Tam Tạng Kinh Điển
Trong 45 năm truyền giảng con đường giải thoát, Đức Phật thu nhận rất nhiều đệ tử, có người xuất gia theo ngài và lập thành Tăng đoàn (Sangha), có người cũng còn tại gia, gọi là các cư sĩ. Vùng truyền giáo của ngài là vùng Đông Bắc Ấn Độ giáp biên giới xứ Nepal, dọc theo các nhánh sông thượng nguồn sông Gange (Hằng hà) [1, 2, 3]. Ngài thường được gọi là Đức Phật Cồ Đàm (Buddha Gotama). Chữ "Phật" là tiếng gọi tắt của "Phật Đà", phiên âm từ chữ Phạn "Buddha" - người bình dân Việt Nam có nơi gọi là ông Bụt - nghĩa là người đã giác ngộ (Giác Giả) . Trong các kinh sách ghi lại, ngài thường tự gọi mình là Tagatatha (Như Lai). Ngài có rất nhiều đệ tử từ các quốc gia trong vùng, gồm đủ mọi thành phần trong xã hội, lứa tuổi, nam nữ, và từ nhiều nguồn gốc tín ngưỡng khác nhau. Đức Phật đã để lại một kho tàng quí giá gồm nhiều bài thuyết giảng (Kinh, Sutta), thường được gọi tổng quát là "tám vạn bốn ngàn" pháp môn, trong nhiều dịp giảng dạy cho hàng đệ tử, bậc thánh thanh văn, cư sĩ, ... Với sự phát triển và bành trướng của Tăng đoàn, Ngài đặt ra nhiều giới luật để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tu tập (Vinaya, Giới). Ngoài ra còn nhiều bài giảng đặc biệt khác mà về sau nầy được đúc kết lại trong bộ A Tỳ Đàm (Abhidhamma).
Đức vua trời Sakka tạo phước thiện bố thí
Đức vua trời Sakka tạo phước thiện bố thí
Đức-vua-trời Sakka trị vì cõi trời Tam-thập-tam-thiên mà tiền-kiếp của Đức-vua-trời đã từng làm những phước-thiện trong thời-kỳ không có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian, nên Đức-vua-trời Sakka cảm thấy tủi phận nghèo của mình, mỗi khi gặp những vị thiên-nam mà tiền-kiếp đã tạo phước-thiện trong thời-kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, những vị thiên-nam ấy có hào-quang sáng chói làm lấn át hào quang của Đức-vua-trời Sakka, cho nên, Đức-vua-trời Sakka tìm cơ hội tốt tạo phước-thiện đến bậc Thánh-nhân trong Phật-giáo.
Mười đức lành của Người Phật tử
Mười đức lành của Người Phật tử
Có chánh kiến (Sammādiṭṭhiko'va hoti), nghĩa là người thiện tín phải có tri kiến chân chánh, hiểu đúng với chơn lý, thấy rõ vô thường, khổ não và vô ngã; hiểu biết nghiệp báo luân hồi.
Ăn chay, nấu mặn có mắc tội không?
Ăn chay, nấu mặn có mắc tội không?
GNO - Trong những ngày ăn chay, tôi vẫn phải đi chợ mua và nấu đồ mặn cho chồng con ăn, như vậy có mắc tội không? (NGUYỄN LƯỢM, luomnguyen5...@gmail.com)
Phước Huệ song tu