Tốt đời đẹp đạo
Loading...
Thập đại đệ tử Ni và những nữ tín chủ được đức Phật ngợi khen
08/03/2023 07:49

Thập đại đệ tử Ni và những nữ tín chủ được đức Phật ngợi khen

Thập đại đệ tử Ni là những vị thánh Ni kiệt xuất, lỗi lạc. Mười vị thánh Ni này xuất thân từ nhiều giai cấp khác nhau trong xã hội và có hoàn cảnh cá nhân đặc biệt. Mỗi vị tiếp cận giáo pháp của Đức Phật, nỗ lực tu tập và sau đó đều chứng đắc quả vị A La Hán.

Thập đại đệ tử Ni kiệt xuất của Đức Phật

1. Nữ tôn giả Mahapajapati, trước đây là hoàng hậu của vua Suddhodana (Tịnh Phạn) (phụ thân của đức Phật) cai trị nước Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ). Nữ tôn giả là vị Tỳ kheo Ni đầu tiên và là vị lãnh đạo Ni đoàn.

2. Nữ Tôn giả Khema, trước đây là ái phi của vua Bình Sa cai trị nước Magadha (Ma-kiệt-đà). Nữ tôn giả là vị có Trí Tuệ đệ nhất trong Ni đoàn, cũng như tôn giả Sariputta (Xá Lợi Phất) bên chư Tăng.

3. Nữ tôn giả Uppalavanna, xuất thân từ gia đình thương mại, khi chưa xuất gia, sắc đẹp của cô nổi tiếng khắp kinh thành thời bấy giờ.Sau khi vào Ni đoàn, nữ tôn giả tu tập phát triển thần thông lực và được đức Thế Tôn tán thán là vị Ni có Thần Thông đệ nhất, cũng như tôn giả Mogganlanna (Mục Kiền Liên) bên chư Tăng.

bat_kinh_phap-0900

4. Nữ tôn giả Dhammadinna, trước đây là một người phụ nữ ngoan hiền, đảm đang thuộc giai cấp thượng lưu. Sau khi xuất gia, nữ tôn giả nỗ lực tu tập và được đức Thế Tôn khen ngợi là vị Ni Thuyết Pháp đệ nhất trong Ni chúng.

5. Nữ tôn giả Patacara, khi chưa xuất gia là một quả phụ đau khổ, tuyệt vọng. Sau khi xuất gia nữ tôn giả chứng quả A la hán và vị Ni Bảo Hộ Nữ Nhân đệ nhất trong Ni chúng.

6. Nữ tôn giả Kisagotami là người trước đây đến xin đức Thế Tôn cho con trai bà một liều thuốc để sống trở lại (Dhp 278; 114). Sau khi xuất gia, nữ tôn giả được Đức Phật tán thán là vị Ni có thắng hạnh Khổ Hạnh đệ nhất trong Ni đoàn.

7. Nữ tôn giả Bimba, trước đây là thứ phi của Thái tử Sidhartha, sau khi xuất gia được đức Thế Tôn công nhận là vị Ni An Trú Tâm đệ nhất.

8. Nữ tôn giả Bhadda Kudalakesa (A. I:14; Dhp. 101; Therigatha 107-9; Ap.II, 3:1, vv. 38-46), một phụ nữ trẻ, sôi nổi, sau khi xuất gia trở thành vị Ni Lãnh Hội Ý Pháp đệ nhất trong Ni chúng (A. I:14; Dhp. 101; Therigatha 107-9; Ap.II, 3:1, vv. 38-46).

9. Nữ tôn giả Soma, khi chưa xuất gia là một ngưòi mẹ đảm, thất vọng, chán chường. Sau khi gia nhập Ni đoàn, nữ tôn giả đã tu tập tinh tấn, đoạn trừ tất cả lậu hoặc trong tâm (Ap.II, 3:6, 234-36) và được ca ngợi là vị Ni có thắng hạnh Tinh Tấn đệ nhất trong Ni đoàn (Dhp. 112, Thig 102-6; SN. 5:2).

10. Nữ tôn giả Nanda, một công chúa xinh đẹp, tinh tấn tu tập diệt trừ tính ích kỷ và tính tự yêu mình, quá chú ý, chăm sóc đến vẻ đẹp của mình; sau này đắc quả A la hán và được Đức Phật tán dương là vị Ni Thiền Định đệ nhất (Thig. 82-86).

ni-gioi-va-thoi-dai-5-1709-0900

Nữ tín chủ được đức Phật ngợi khen

  1. Nữ tín chủ Visakha, người được cung kính tột bực; bà thuộc dòng dõi quý phái, tinh tấn học Phật, có lòng từ ái và tận tâm với Tam Bảo.
  2. Hoàng Hậu Mallika (Mạt-lỵ), một người nữ rất thông minh và can đảm. Hoàng hậu đã cứu giúp rất nhiều người.
  3. Hoàng hậu Samavati, ngưòi có lòng bao dung, bi mẫn vô biên đã chuyển hoá vị vua tàn bạo trở thành một người điềm tĩnh trang nghiêm, biết tìm cầu chân lý. Cuộc đời của bà là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa huyền bí - làm thế nào sống bình an trong hoàn cảnh lúc nào cũng trắc trở, khó khăn. Bà là một tấm gương kỳ diệu cho mọi người thấy rằng việc thực tập tâm từ vô lượng đã thay đổi, chuyển hoá bà và mọi người xung quanh như thế nào.
  4. Một cô bé nô tỳ thông minh, hoạt bát được Phật pháp chuyển hoá và trở thành một vị thầy tâm linh xuất chúng, trí truệ. Sự tiếp cận giáo pháp của cô cho chúng ta thêm một kinh nghiệm - làm thế nào để giáo pháp uyển chuyển trong nhiều phương thức nhiệm mầu để chuyển hoá mọi người trong mỗi bước đi của cuộc đời.
  5. Ambapāli, một kỹ nữ nổi tiếng, sau khi nhận chân bản chất vô thường trên thân thể trẻ đẹp, sự hư huyễn của danh vọng và tài sản, đã xuất gia và sau đó chứng quả A-la-hán.

Tỳ kheo Ni Dhammananda

Theo: http://www.sakyadhita.org/pages/viet-abstracts1.html

Bài viết liên quan

Xem thêm
Đề cương phần tự luận hội thi giáo lý Phật tử tỉnh Long An 2024
14/12/2024
Đề cương phần tự luận hội thi giáo lý Phật tử tỉnh Long An 2024
Đề cương phần giáo lý tự luận
Đề cương ôn thi hội thi giáo lý tỉnh Long An năm 2024
02/12/2024
Đề cương ôn thi hội thi giáo lý tỉnh Long An năm 2024
Quý Phật tử dowload file ôn thi
Tu sĩ và nông dân
07/07/2024
Tu sĩ và nông dân
Có rất nhiều lời nhận xét theo hướng tiêu cực trên các trang mạng xã hội, mỗi khi Phật giáo dậy sóng một vài sự việc không đáng xảy ra trong nếp sống tu tập. Trong hàng loạt lời chửi bới, la ó, nguyền rủa đó, ý kiến được nhiều người nghĩ đến nhất là những vị tu sĩ đều là ăn bám xã hội, ở ngoài không làm được gì nên mới vào chùa đi tu, nhác làm ăn nên mới vào chùa… Vì trong ấn tượng của họ, màu áo nâu sòng thường xuất hiện trong các đám ma, ếm bùa, trục vong, làm những trò mê tín dị đoan. Còn những lúc quý Thầy đi làm Phật sự, làm từ thiện, thuyết pháp… thì họ lại bỏ mặc, họ không thấy được những điều đó. Trong kho tàng kinh điển mà đức Phật để lại, có một bài kinh liên quan đến vấn đề trên, đó là bài kinh Canh Điền, số 98 trong tập Tạp A-hàm.
Rắn thần Naga trong văn hóa Phật giáo
30/05/2024
Rắn thần Naga trong văn hóa Phật giáo
NSGN - Naga, gốc tiếng Phạn, chỉ một vị thần hay một sinh vật có hình dạng là con rắn mang bành chúa được thấy trước hết trong truyền thống văn hóa Hindu và sau đó rất phổ biến trong kinh văn, trong Phật thoại và trong nghệ thuật tạo hình Phật giáo ở hầu hết các quốc gia châu Á. Trong ngữ cảnh văn hóa Hán, Naga được phiên âm là Na-già, được đồng nhất với rồng/ long và trong từng tọa độ địa lý - lịch sử, nó lại tích hợp với những tín niệm bản xứ để trở thành những linh vật/ linh thần hàm chứa nhiều đặc điểm và tính chất phồn tạp khó có thể nói cho cùng. Ở bài viết này, chỉ đề cập đến những gì chính yếu nhất cốt để có hiểu biết ít nhiều về Naga trong văn hóa Phật giáo.
Lịch sử Tam Tạng Kinh Điển
19/04/2024
Lịch sử Tam Tạng Kinh Điển
Trong 45 năm truyền giảng con đường giải thoát, Đức Phật thu nhận rất nhiều đệ tử, có người xuất gia theo ngài và lập thành Tăng đoàn (Sangha), có người cũng còn tại gia, gọi là các cư sĩ. Vùng truyền giáo của ngài là vùng Đông Bắc Ấn Độ giáp biên giới xứ Nepal, dọc theo các nhánh sông thượng nguồn sông Gange (Hằng hà) [1, 2, 3]. Ngài thường được gọi là Đức Phật Cồ Đàm (Buddha Gotama). Chữ "Phật" là tiếng gọi tắt của "Phật Đà", phiên âm từ chữ Phạn "Buddha" - người bình dân Việt Nam có nơi gọi là ông Bụt - nghĩa là người đã giác ngộ (Giác Giả) . Trong các kinh sách ghi lại, ngài thường tự gọi mình là Tagatatha (Như Lai). Ngài có rất nhiều đệ tử từ các quốc gia trong vùng, gồm đủ mọi thành phần trong xã hội, lứa tuổi, nam nữ, và từ nhiều nguồn gốc tín ngưỡng khác nhau. Đức Phật đã để lại một kho tàng quí giá gồm nhiều bài thuyết giảng (Kinh, Sutta), thường được gọi tổng quát là "tám vạn bốn ngàn" pháp môn, trong nhiều dịp giảng dạy cho hàng đệ tử, bậc thánh thanh văn, cư sĩ, ... Với sự phát triển và bành trướng của Tăng đoàn, Ngài đặt ra nhiều giới luật để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tu tập (Vinaya, Giới). Ngoài ra còn nhiều bài giảng đặc biệt khác mà về sau nầy được đúc kết lại trong bộ A Tỳ Đàm (Abhidhamma).
Đức vua trời Sakka tạo phước thiện bố thí
19/04/2024
Đức vua trời Sakka tạo phước thiện bố thí
Đức-vua-trời Sakka trị vì cõi trời Tam-thập-tam-thiên mà tiền-kiếp của Đức-vua-trời đã từng làm những phước-thiện trong thời-kỳ không có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian, nên Đức-vua-trời Sakka cảm thấy tủi phận nghèo của mình, mỗi khi gặp những vị thiên-nam mà tiền-kiếp đã tạo phước-thiện trong thời-kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, những vị thiên-nam ấy có hào-quang sáng chói làm lấn át hào quang của Đức-vua-trời Sakka, cho nên, Đức-vua-trời Sakka tìm cơ hội tốt tạo phước-thiện đến bậc Thánh-nhân trong Phật-giáo.
Phước Huệ song tu