Nghi thức khai mộ
Ý nghĩa lễ cúng 3 ngày mở cửa mả
Buổi lễ này có nguồn gốc từ Trung Quốc và dần dần trở thành một tục lệ chính thức trong tang lễ của người Việt. Sau khi hoàn tất việc chôn cất người đã mất, lễ cúng tam chiêu sẽ được tiến hành vào ngày thứ ba. Theo quan niệm dân gian, sau khi mất khoảng 3 ngày, linh hồn của người quá cố cần được làm lễ mở cửa mả để họ có thể siêu thăng và đạt đến cảnh giới an lạc nơi Tịnh độ.
Nghi lễ cúng 3 ngày này không chỉ thể hiện lòng kính trọng và tình thương đối với người đã khuất, mà còn là cách giúp linh hồn họ được giải thoát khỏi những ràng buộc với thế giới trần tục, sớm siêu thoát và đầu thai sang kiếp khác.
Ý nghĩa lễ vật cúng 3 ngày
Theo quan niệm dân gian, việc chuẩn bị cây thang nam 7 tấc và nữ 9 tấc mang ý nghĩa giúp người chết có thể "leo" ra khỏi huyệt mộ của mình, biểu trưng cho sự vượt qua ranh giới giữa cõi âm và cõi dương. Năm loại đậu cùng với gạo, muối, và nước được chuẩn bị để người đã khuất có đủ lương thực, giúp họ no dạ trong hành trình sang thế giới bên kia.
Cây mía lau với đủ 9 đốt tượng trưng cho chữ "cù lao," gợi nhắc đến lòng hiếu thảo, công lao sinh thành dưỡng dục. Mía lau còn là biểu tượng của sự trường tồn và bền bỉ.
Con gà con (hoặc con chim) trong lễ cúng có ý nghĩa tượng trưng cho sự bơ vơ, lạc lõng như những đứa con thơ khi xa mẹ. Nó cũng được coi là "gà linh," khi bị đánh, tiếng kêu của nó có tác dụng làm thức tỉnh vong hồn đang bị mê muội, giúp họ thoát khỏi u minh để tìm đường siêu thoát.
I. CHUẨN BỊ: Các thức cúng gồm:
- 1 cái Thang bằng bẹ chuối (Nam 7 bậc, Nữ 9 bậc)
- 3 Ống Trúc dài khoảng bốn tấc vót nhọn một đầu: 1 đựng Muối, 1 đựng Gạo, 1 đựng Nước - bịt lại bằng Nilon trên đầu
- 5 Thẻ Tre dài 4 tấc vót nhọn 1 đầu (để làm Bài Vị cúng Ngũ Phương Ngũ Thổ Tôn Thần)
- 1 Cây Mía Lao để cả ngọn
- 1 ít Tiền Vàng Mã
- 1 bộ Tam Sênh (Trứng, Thịt, Tôm)
- 1 bó Nhang lớn, cây Nhang trung (Cở ngón tay út)
- 2 Bình Bông,
- 2 đĩa Trái Cây (1 cúng Đất Đai, 1 cúng Vong)
- 4 cây Đèn Cầy
- 5 thứ Đậu (100 gram cho 1thứ đậu)
- 6 Chén Chè
- 6 Đĩa Xôi
- 7 cái Chung, một bình Trà.
- 18 con Chim để phóng sanh (Thay cho Gà)
Việc chuẩn bị đầy đủ lễ vật theo đúng phong tục không chỉ thể hiện sự kính trọng đối với người đã khuất mà còn đảm bảo buổi lễ diễn ra suôn sẻ và trang nghiêm.
* LƯU Ý:
- Số 1,2,3 có bán sẵn ở đường Mỹ Lạc Cung
- Nên sử dụng chén, đĩa.. bằng nhựa dùng một lần, cúng xong để lại tại Mộ luôn không dọn về.
- Khi đi ra mộ Gia Quyến nhớ mặc Đồ Tang, mang theo cái Bài Vị.
- Chuẩn bị sẵn 3 Mâm Cơm Canh để về nhà Cúng An Linh
II. SẮP ĐẶT LỄ CÚNG:
- Cắm 3 ống Trúc có Gạo, Muối, Nước dưới Chân Mộ, dựa cái thang vào 3 ống Trúc, đằng sau phía Trên để cái Bài Vị.
- Bày 2 mâm lễ cúng có: Chè, Xôi, Bông, Trái Cây, chung cúng Trà, Giấy Tiền Vàng Mã
- 1 mâm trước Mộ (Dưới chân) để cúng Vong
- 1 mâm ở một nơi sạch sẽ gần đó để cúng Thần.
- Cắm 5 Thẻ Tre đã được dán Bài Vị Ngũ Phương Ngũ Thổ Tôn Thần ở bốn góc và giữa Mộ.
- Thắp nhang trước Mộ, mâm cúng Thần và các Bài Vị Tôn Thần cũng như ở các ngôi Mộ xung quanh.
- Để Cây Mía và Lồng Chim phía bên phải ngôi Mộ.
III. NGHI THỨC CÚNG:
- Thắp nhang khấn xin Chư Vị Tôn Thần dẫn dắt Linh Hồn người chết về nghe Kinh, chứng minh Lễ Khai Mộ.
- Sư tụng Kinh thỉnh Chư Vị Tôn Thần và triệu Linh, làm phép Sái Tịnh
- Gia đình chia nhau mỗi người một ít Đậu, một người đại diện cầm Cây Mía, Lồng Chim theo Thầy đi quanh mộ vừa niệm Phật, vừa rải Đậu.
- Sau khi đi đủ ba vòng trở lại vị trí cũ, phóng sanh Chim, đốt Giấy Tiền Vàng Mã, lạy tạ Tôn Thần và dẫn Vong trở về nhà cúng An Linh.
Việc phóng sinh này mang ý nghĩa giải thoát, cầu mong cho linh hồn của người đã khuất được bay về cõi lành. Sau đó, gia đình sẽ đốt giấy tờ vàng mã để tiễn đưa linh hồn và tạ ơn các chư vị thần linh. Cuối cùng, mọi người cùng nhau dẫn vong linh người đã khuất về nhà để tiếp tục thực hiện nghi thức cúng an linh, giúp linh hồn được yên ổn trong không gian gia đình.
Tin liên quan
Xem thêm

