Tốt đời đẹp đạo
Loading...

Ký sự hành hương tại Thailand

Một buổi sáng ngày đầu tháng 9, tôi nhận điện thoại của Cô Bích Thuỷ - Tổng giám đốc Tập đoàn An Nông, Trưởng đoàn tình ca Bắc Sơn: “Dạ, Bạch Thầy! Con cung thỉnh Thầy hướng dẫn tập thể Ban Lãnh đạo Tập đoàn An Nông và đoàn tình ca Bắc Sơn hành hương thập tự tại Thái Lan ạ”. Nhận thấy đầy đủ duyên lành, tôi nhận lời và chuyến hành hương thời gian 3 ngày (12 đến 14/09/2023). Cùng đi còn có: Nghệ sĩ - giảng viên thanh nhạc Hạ Châu, NSUT Bích Phượng (dân ca), ca sĩ Bích Thủy, nghệ sĩ Khánh Tuấn, nghệ sĩ Hoàng Đăng Khoa, ca sĩ Bình Chinh và những người khác.

🌷 Ngày 1: 12/09/2023: Lúc 06 giờ sáng đoàn gồm 10 thành viên tập trung tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất làm thủ tục 8g00 cùng ngày đáp chuyến bay VN0601 thuộc hãng hàng không quốc gia Vienam Airline đến đất nước Vương quốc Thái Lan. Đất nước Chùa Vàng - chào đón đoàn bằng cái nắng nhẹ và gió mát như cấp thêm năng lượng cho sự khởi đầu đầy tốt đẹp của chuyến hành hương.

test

🍀  Đoàn chúng tôi ghé thăm chùa đầu tiên là chùa Phật Nằm (Wat Pho), tên đầy đủ là Wat Phra Chetuphon Wimonmangkhalaram Ratchaworamahawihan: Với niên đại hơn 200 năm tuổi, chùa Wat Pho được biết đến là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Thái Lan. Không những thế nơi đây có tượng Phật nằm khổng lồ nổi tiếng, cùng hơn 1.000 tượng phật lớn nhỏ khác. Với việc sở hữu những kỉ lục ấn tượng, nơi đây trở thành một trong những điểm đến thăm quan hàng đầu của du khách khi tới Thái Lan. Được chiêm bái và đảnh lễ trong khí trang nghiêm đầy xúc động toàn thể tất cả các thành viên trong đoàn hoan hỷ như đang được gặp lại chính Đức Phật của 2567 năm về trước.

z4705197832170_e63f90cdf9bd97745dc105e73372afe6

z4705198003187_a5c460de53c8a553234398d96a32fc25

🍀  Tiếp theo điểm thứ 2: Đoàn dừng chân thăm viếng Hoàng cung Thái Lan. Năm 1782, vua Rama I đã cho xây dựng Chakri và di chuyển vị trí ở của Hoàng gia từ cung vua tại Thonburi tới Rattanakosin. Sau đó, nhà vua đã cho xây dựng hàng loạt công trình kiến trúc bao gồm đền đài, cung điện xa hoa để thể hiện thân phận cao quý của Hoàng gia. Sau này, mỗi đời vua kế tục đều cho xây thêm một vài công trình kiến trúc tại đây. Hiện nay, Hoàng cung Thái Lan là kiểu kiến trúc phức hợp, kết hợp giữa nét truyền thống Trung Hoa, Thái Lan và nét hiện đại của thời kỳ phục hưng. Hoàng cung Thái Lan bao gồm nhiều công trình kiến trúc như: Chakri Mahaprasad, cung điện Hoàng gia, cung điện Huy Hoàng, cung điện Chitralada, tại đây đoàn chúng tôi cũng đến thắp hương tại chùa Wat Phra Kaew, nơi được xem là Quốc Tự của Vương Quốc Thái Lan,…

z4694561229996_4599396bbe812ea3c85af6db5bfc9a57 z4686473874913_55bd0aa4961f95f3f4e666d75f8f17be

z4705198003187_a5c460de53c8a553234398d96a32fc25Kết thúc ngày tham quan thứ nhất, đoàn chúng tôi nghỉ đêm tại Bangkok được tham quan thành phố về đêm sắc màu rực rỡ với những kiến trúc độc đáo của một thành phố văn minh hiện đại vốn là một điểm đến du lịch thu hút khách bậc nhất Đông Nam Á.

🌷 Ngày thứ 2: 13/09/2023:

Điểm ghé đầu tiên trong ngày là Wat Dhammakaya: Nằm cách thủ đô Bangkok khoảng 16km về phía Bắc, chùa Wat Dhammakaya là ngôi chùa có quy mô rộng lớn nhất ở Thái Lan. Được khởi công xây dựng vào năm 1995, chùa Wat Dhammakaya sở hữu vẻ đẹp ấn tượng cùng lối kiến trúc độ đáo, hoành tráng, Điểm nhấn chính của toàn bộ công trình độc đáo nay là mái vòm khổng lồ gọi là Dhammakaya Cetiya được phủ bởi 300 nghìn bức tượng Phật bằng đồng dát vàng. Ngoài ra còn có 700 nghìn bức tượng tương tự bên trong đền thờ. Bên trong mái vòm bằng vàng là nơi thờ người sáng lập ra Dhammakaya-Phramonkolthepmuni còn những đường bê tông chạy vòng quanh được gọi là Thiền đường ngoài trời. Hữu duyên đoàn đã được chùa cho hướng dẫn tiếng Việt là anh Quang thuyết minh cho đoàn toàn bộ về lịch sử hình thành và phát triển, về thiền xuất hồn phép tu chính tại Dhammakaya. Đoàn đã vào chánh điện lễ Phật, lễ Tổ, xúc động trước vẻ đẹp linh thiêng nơi này đoàn tình ca Bắc Sơn đã ghi hình và trình diễn cúng dường tác phẩm Liên khúc Kinh Báo Hiếu nhận được sự tán thán công đức của quý Tôn đức nơi này.

8 (1)

1 (6)

🍀  Điểm thứ 2 trong ngày là chùa Wat Benchamabophit còn gọi là chùa Cẩm Thạch. Ngôi chùa được xây dựng từ những năm cuối của thế kỷ 19 và được xây dựng theo yêu cầu của Quốc vương Chulalongkorn và cho tới những năm đầu của thế kỷ 20 mới được hoàn thiện. Cấu trúc tổng thể ngôi chùa được thiết kế dựa trên ý tưởng của người anh em cùng cha khác mẹ của Quốc vương chính là hoàng tử Naris cũng là một người kiến trúc sư đa tài đã lên ý tưởng xây dựng ngôi chùa này và theo sát mọi quá trình thi công ngôi chùa một cách tỉ mỉ, chính xác để có được ngôi chùa cẩm thạch hoàn thiện như ngày hôm nay, chùa còn được xứ sở chùa Vàng xếp hạng vào trong danh mục những ngôi chùa đẹp nhất tại Thái Lan và là nơi trở thành địa điểm tham quan của rất nhiều khách du lịch khắp nơi trên thế giới. Chùa được làm bằng đá cẩm thạch Ý, vì thế chùa còn được gọi là chùa Cẩm Thạch. 

2 (1)

🍀  Điểm thứ 3 trong ngày là Chùa Wat Traimit còn gọi là Chùa Phật Vàng. Ngôi chùa này có bức tượng Phật đúc bằng vàng khối với trọng lượng nặng tới 5,5 tấn. Bức tượng có chiều cao 3 mét. Bức tượng Phật Vàng này đã được ghi nhận là có khối lượng lớn nhất thế giới. Toạ lạc ngay gần lối vào khu Phố người Hoa -  Chinatown của Bangkok nằm trên đường Yaowarat. Theo truyền thuyết khác tượng Phật Vàng được đúc vào thời đại Sukhothai (thế kỷ 13–15). Khi Thái Lan bị Miến Điện xâm chiếm, tượng này được bao trong một lớp bê tông, được giữ bí mật tuyệt đối. Năm 1750, trong lúc di chuyển khối bê tông này đến chùa mới. Tượng bị rớt xuống bùn, không ai vớt lên, rồi tiếp tục quên lãng thêm một thời gian nữa. Năm 1801, sau khi lập Bangkok làm thủ đô và chỉ đạo xây dựng nhiều đền thờ ở đây, Vua Thái Lan Buddha Yoda Chulaloke (Rama I), lệnh đưa về Bangkok nhiều tượng Phật cũ từ những ngôi đền bị tàn phá trên khắp cả nước. Vào thời gian vua Rama III trị vì (1824–1851), bức tượng vẫn phủ thạch cao được đặt làm tượng Phật chính. Năm 1954, một tòa nhà mới được xây trong khu đền để lưu giữ bức tượng. Bức tượng chuyển sang địa điểm mới ngày 25/5/1955. Khi đoàn vận chuyển nỗ lực nâng bức tượng từ bệ thờ. Những sợi dây thừng đứt tung và bức tượng rơi xuống nền đất. Vào khoảnh khắc đó, một số phần của vỏ thạch cao nứt ra, hé lộ lớp vàng bên dưới. Một nhà sư được báo mộng, tìm ra được tượng này. Xuyên qua vết nứt và ánh sáng màu vàng chói lọi. Vị sư này hiểu và tìm ra được tượng vàng nguyên thủy. Ngoài tượng chính bằng vàng nguyên khối ở trong chính điện ra thì còn rất nhiều những tượng Phật khác nhau. Với cả những hình dáng tư thế cũng khác. Chùa Phật Vàng ở Thái Lan nằm trong số ít những ngôi chùa ở thủ đô Bangkok cho phép du khách được đến gần. Chiêm ngưỡng một kiệt tác về Phật pháp quan trọng như thế.

z4705147794907_d81c97471251d0ba2a80d02237ba2cb6

🍀 Điểm đến thứ 4 là Chùa Quan Âm nằm trong khu phố người Hoa tại thủ đô Bangkok. Trong quá trình di cư và nhập cư cộng đồng người Hoa đã mang theo tính ngưỡng của dân tộc mình đến vùng đất mới. Vào năm 1903 họ đã xây dựng chùa Quan Âm ở khu China Town để thờ Phật Quan Âm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa trên đất Thái. Chùa có rất nhiều hoạt động tôn giáo nổi bật là từ thiện đó là cách mà họ thể hiện tinh thần dân tộc và tương trợ lẫn nhau. Đây cũng là nét đặc biệt vì Bồ tát Quan Âm thờ phụng nơi đất Thái lan.

z4705277512159_08b7b4f20aed569d3bb54a200127472a

🍀  Điểm đến thứ 5 là Wat Paknam Bhasicharoen: Wat Paknam Bhasicharoen là ngôi chùa hoàng gia được xây dựng từ thế kỷ 16, vị trụ trì tiền nhiệm người đã khai sơn ra nhiều ngôi chùa khác mà một trong số ngôi chùa khác được biết đến rộng rãi là Wat Phra Dhammakaya (đã nói ở trên). Chùa ấn tượng bởi tượng Phật đang ngồi thiền trong tư thế bán già cao 69m bao gồm đài sen, được áo đồng 3mm, giá trị xây dựng lên đến trên 40 tỷ đồng xây dựng trong vòng 3 năm và vừa mới hoàn thành trong năm 2021. Theo lời dặn của Sư Tổ trước khi viên tịch là lưu giữ xá lợi toàn thân của bà vì đó là nguồn nuôi sống cho hệ thống Wat Paknam và lời dặn của Sư Tổ đã được các đệ tử vâng dạy và đã được linh ứng minh chứng cho sự truyền thừa và phát triển của hệ thống chùa này. Đoàn đã nghiêm trang đảnh lễ trước xá lợi trang nghiêm, cảm giác linh thiêng và xúc động.

z4705148802698_225d0490e82aa7a5daa53b3983d6ecd9

🍀  Điểm đến thứ 6 Erawan Shrine điểm cuối cùng của ngày thứ 2: Ngôi đền thờ thần Brahma hay còn gọi là Phật tứ diện nằm trong khuôn viên khách sạn Erawan. Tương truyền khi xây dựng khách sạn này chủ đầu tư đã gặp rất nhiều sự cố đã bị cản trở với những rủi ro, thương tích và thậm chí là tử vong. Các nhà chiêm tinh chuyên nghiệp xác định rằng khách sạn sẽ không được xây dựng một cách tốt lành điềm báo mộng đặt tượng thờ thần Brahma sau đó mọi việc đã hanh thông; khách sạn Erawan sau này đã thịnh vượng. Brahma (tiếng Trung quốc là Đại Phạm Thiên) thờ thần theo tín  ngưỡng của Hindu giáo.  Lòng tin vào Tứ Diện Phật của người dân Thái Lan ngày càng được cũng cố khi có rất nhiều sự kiện xảy ra như: nổ bom nhắm thẳng vào đền Erawan thì tượng Phật bốn mặt vẫn linh thiêng tại nơi tọa lạc, sự thoát chết của một em bé trong tại nạn máy bay Tupolev Tu-134 rơi tại Phnom Penh vào 3-9-1997, hầu như không một ai còn sống sót trên chiếc máy bay ấy nhưng duy chỉ có một em bé vẫn còn sống và không bị thương tích gì. Sau đó người ta phát hiện trên cổ em có đeo một sợi dây chuyền hộ thân hình tượng Phật bốn mặt hay như vào ngày 26-12-2014 tại đảo Phuket-Thailand chẳng may phải hứng chịu một cơn địa chấn sóng thần dữ dội khiến hơn 3000 người người thiệt mang và bị thương khoảng 4500 người. Hầu như tất cả nhà cửa đều bị cuốn trôi hoàn toàn bởi đợt càn quét kinh khủng ấy. Tuy nhiên, vẫn có một đứa bé - con của một nhân viên tòa đại sứ Tây Ban Nha may mắn thoát chết. Khi sóng thần cuốn phăng mọi thứ thì đứa bé bị hất văng lên ngọn dừa và sống sót. Điều kỳ lạ là trên cổ đứa bé cũng có một sợi dây chuyền hộ thân hình tượng Phật bốn mặt, tương tự như em bé trong vụ rớt máy bay tại Phnom Penh. Tại đây, đoàn tình ca Bắc Sơn đã tham dự một thời khoá cầu nguyện nghi lễ theo nghi thức địa phương.

Kết thúc ngày tham quan thứ 2 với nhiều điểm đến Thầy và mọi người trong đoàn, ai cũng khá mệt Thầy rất vui vì được chiêm bái nhiều điểm linh thiêng và được mở mang tầm nhìn, được thấm tình đạo vị giữa Thầy và gia đình tình ca Bắc Sơn.

🌷 Ngày 3: 14/09/2023: Sáng ngày, đoàn đã đến Wat Yanawa (Chùa Thuyền), do vua Rama III xây dựng theo hình dáng một chiếc thuyền buồm thế kỷ 19, mô hình con tàu thủy trước chùa dùng để ghi lại công cuộc giao bang hàng hải của Thái với các nước lân bang khác. Chùa thuyền Thái Lan nằm phía trước dòng sông lớn chảy qua Bangkok. Đây là nơi sinh sống của loài cá khá linh thiêng, những con cá da trơn, nặng từ 2-3 kg. Theo lời kể của người dân địa phương, hoàng hậu và du khách thường sinh các loài cá mỗi khi đến đây nên số lượng của chúng mới nhiều như thế. Vì vậy, người dân chài Bangkok không đánh bắt loài cá này, nếu vô tình bắt được họ sẽ thả đi. Trên bờ phía sau chùa, bồ câu dày đặc và rất thân thiện. Đoàn chúng tôi đã rãi thức ăn cho bồ câu chúng thân thiện đến mức có thể đậu và ăn thức ăn trên tay.

z4705143982997_f912800838bc017158b8a8379ff40100

🍀  Đoàn kết thúc chuyến hành hương ở Lakshmi Shrine (Đền thờ nữ thần Lakshmi): Ngôi đền bên ngoài tầng 4 trung tâm thương mại Gaysorn Plaza ở Bangkok Lakshmi là nữ thần tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng, vận may và sắc đẹp của Ấn Độ giáo. 

Sau khi kết thúc 10 điểm tham quan Đoàn kết thúc chuyến hành hương và quay về Việt Nam.

🌷  ĐÔI ĐIỀU SAU CHUYẾN HÀNH HƯƠNG

Nhân duyên lành đoàn tình ca Bắc Sơn đã về hát cúng dường tại Chùa Ân Thọ 3 lần trong vòng 2 năm gần nay và sắp tới còn nhiều chuyến nữa. Thầy ghi nhận công đức của tập thể đoàn. Nay được mời hướng dẫn hành hương được biết đó là việc mà cô Bích Thuỷ để hồi hướng công đức cho phụ mẫu và cửu huyền thất tổ đã quá vãng. Việc thành lập đoàn tình ca Bắc Sơn chuyên đi hát cúng dường cho các chùa là việc làm mà cô tâm nguyện để báo hiếu người cha quá cố của mình NSUT nhạc sĩ Bắc Sơn.  Với lịch diễn dày đặc có ngày lên đến 4 suất ở các chùa, mái ấm xa xôi cô và ekip đoàn vẫn nhiệt tình phục vụ và cống hiến, trong mùa Vu Lan, Đoàn đã hát 68 suất diễn. Tiếp theo là mùa Trung thu, cô vẫn miệt mài đưa đoàn mang niềm vui khắp muôn nơi. Lịch diễn suất tiếp theo của đoàn tại chùa Ân Thọ là Trung thu vào ngày mùng 10/08 al. Chúc nguyện tập đoàn An Nông luôn phát triển, tình ca Bắc Sơn mãi trường tồn... Hy vọng có dịp đi cùng gia đình tình ca Bắc Sơn ở những chuyến đi sau.

- Thầy Thích Lệ Ngôn -

 

CHÙA PHẬT NẰM

CHÙA PHẬT NẰM CHÙA PHẬT NẰM CHÙA PHẬT NẰM CHÙA PHẬT NẰM CHÙA PHẬT NẰM CHÙA PHẬT NẰM CHÙA PHẬT NẰM

CHÙA PHẬT NGỌC - HOÀNG CUNG

CHÙA PHẬT NGỌC - HOÀNG CUNG CHÙA PHẬT NGỌC - HOÀNG CUNG CHÙA PHẬT NGỌC - HOÀNG CUNG CHÙA PHẬT NGỌC - HOÀNG CUNG CHÙA PHẬT NGỌC - HOÀNG CUNG CHÙA PHẬT NGỌC - HOÀNG CUNG CHÙA PHẬT NGỌC - HOÀNG CUNG CHÙA PHẬT NGỌC - HOÀNG CUNG CHÙA PHẬT NGỌC - HOÀNG CUNG CHÙA PHẬT NGỌC - HOÀNG CUNG CHÙA PHẬT NGỌC - HOÀNG CUNG CHÙA PHẬT NGỌC - HOÀNG CUNG CHÙA PHẬT NGỌC - HOÀNG CUNG

CHÙA DHAMMAKAYA

CHÙA DHAMMAKAYA CHÙA DHAMMAKAYA CHÙA DHAMMAKAYA CHÙA DHAMMAKAYA CHÙA DHAMMAKAYA CHÙA DHAMMAKAYA CHÙA DHAMMAKAYA CHÙA DHAMMAKAYA CHÙA DHAMMAKAYA CHÙA DHAMMAKAYA CHÙA DHAMMAKAYA CHÙA DHAMMAKAYA

CHÙA CẨM THẠCH

CHÙA CẨM THẠCH CHÙA CẨM THẠCH CHÙA CẨM THẠCH CHÙA CẨM THẠCH CHÙA CẨM THẠCH CHÙA CẨM THẠCH CHÙA CẨM THẠCH CHÙA CẨM THẠCH CHÙA CẨM THẠCH CHÙA CẨM THẠCH

CHÙA PHẬT VÀNG

CHÙA PHẬT VÀNG

CHÙA BAKNAM

CHÙA BAKNAM CHÙA BAKNAM CHÙA BAKNAM CHÙA BAKNAM

CHÙA THUYỀN

CHÙA THUYỀN CHÙA THUYỀN CHÙA THUYỀN CHÙA THUYỀN CHÙA THUYỀN CHÙA THUYỀN CHÙA THUYỀN

Tin liên quan

Xem thêm
Tất niên CLB võ thuật & Mai táng 0 đồng
Tất niên CLB võ thuật & Mai táng 0 đồng
Vào buổi sáng ngày 25 tháng Chạp ÂL (nhằm ngày 04/2/2024), tất niên của câu lạc bộ võ thuật Ân Thọ Tự và chương trình Mai táng 0 đồng.
Lớp võ thuật Ân Thọ Tự - niềm vui tập võ
Lớp võ thuật Ân Thọ Tự - niềm vui tập võ
Vào chiều tối ngày 17/01/2024, lớp võ thuật Ân Thọ Tự tập luyện buổi thứ 5. Các võ sinh đã dần quen với các thế võ, tay chân bắt đầu có lực; mỗi buổi có thêm vài bạn võ sinh mới nhập môn. 50 võ sinh được 3 thầy võ hướng dẫn tận tình, có nhiều võ sinh nhí cũng được quan tâm chăm sóc.
Bế mạc hội thảo Tổ sư Thiện Hoa và sự cải cách Phật giáo Việt Nam
Bế mạc hội thảo Tổ sư Thiện Hoa và sự cải cách Phật giáo Việt Nam
Chiều Chủ Nhật, ngày 07/1/2024 (nhằm 26/11 Quý Mão), bế mạc hội thảo “TỔ SƯ THIỆN HOA VÀ SỰ CẢI CÁCH PHẬT GIÁO VIỆT NAM” tổ chức tại Cơ sở 2 Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Thiền phái Trúc lâm Việt Nam.
Phiên chủ đề Tổ sư Thiện Hoa và cải cách giáo dục Phật giáo
Phiên chủ đề Tổ sư Thiện Hoa và cải cách giáo dục Phật giáo
Hội thảo “TỔ SƯ THIỆN HOA VÀ SỰ CẢI CÁCH PHẬT GIÁO VIỆT NAM” tổ chức tại Cơ sở 2 Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, Chủ nhật, ngày 07/1/2024 (nhằm 26/11 Quý Mão), Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Thiền phái Trúc lâm Việt Nam.
Phước Huệ song tu