Tốt đời đẹp đạo
Loading...

KHAI ĐÀN TRÌ TỤNG – LỄ LẠY LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁM

Vào thời kinh buổi tối, lúc 19g00, ngày 03/11/2023 (nhằm ngày 20/9 âm lịch), chùa Ân Thọ đã khai mở đạo tràng lễ Phật sám hối theo Lương Hoàng Bảo Sám để trì tụng, lễ lạy hằng đêm.

Lời dạy của cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa: Phàm là người sanh trong cõi Dục này, trừ các bực đã hoàn toàn giác ngộ, thì không một ai tránh khỏi lỗi lầm, bởi ba nghiệp gây nên. Các tội lỗi dã từ ba nghiệp phát sanh, nên người muốn dứt trừ hết tội lỗi, tất nhiên phải đem ba nghiệp ấy để sám hối, thì tội lỗi mới được thanh tịnh. Phật dạy: “Nếu không có phương pháp sám hối thì, tất cả các Phật tử không một ai mà được giải thoát”. Cũng như, nếu không nhờ bộ Lương Hoàng Sám nầy thì, bà Hy Thị là Hoàng hậu của vua Lương không làm sao thoát khỏi khổ nạn được. Vì thế nên bộ Lương Hoàng Sám nầy có một hiệu lực mạnh mẽ, làm cho người có tội lỗi được tiêu trừ, phước lành tăng trưởng.

Theo lời tựa trong chánh văn thì bộ Lương Hoàng Sám này do Hòa thượng Chí Công biên tập từ đời Vua Lương Võ Đế bên Trung quốc. Nguyên Vua Lương Võ Đế, có một bà Hoàng hậu yêu quý nhất tên là Hy Thị. Vì được vua yêu quý nên lòng đố kỵ của bà ngày càng lên cao; Hy Thị ganh tị các cung phi, độc ác với mọi người và hủy báng Tam Bảo. Trong Triều ngoài Quận ai cũng biết Bà Hy Thị là một “quái phi”. Sau bà nhuốm bệnh nặng, các lương y đều thúc thủ, bà phải từ trần. Một hôm vào lúc đêm khuya, đang ngồi trong cung tịch mịch. Vua Lương Võ Đế nghe tiếng người kêu van thảm thiết. Dưới ánh đèn mờ, Vua Lương Võ Đế lạnh cả người, muốn chạy trốn, nhưng không được. Vua bèn lên tiếng hỏi: “Ngươi là ai mà đêm khuya thanh vắng nghiêm mật thế này lại vào đây được?” – Hoàng đế ơi! Thiếp đây chính là Hy Thị. Vì quá độc ác nên chết rồi thiếp phải đọa làm rắn mãn xà. Ngày đêm đau khổ, thân thể tanh hôi, vi vẩy đều bị sâu trùng rúc rỉa nhức nhối không thể chịu được.

Nhớ lại tình cầm sắc xưa kia nên thiếp đến đây mong nhờ Hoàng đế tìm phương cứu thiếp. Nói rồi biến mất. Nghe xong, Vua Lương Võ Đế như thoát cơn ác mộng và lòng đau như dao cắt! Ngày mai khi lâm Triều, Vua kể lại chuyện ấy cho bá quan nghe để tìm phương cứu vớt Hy Thị.

Theo lời tựa trong chánh văn thì bộ Lương Hoàng Sám này do Hòa thượng Chí Công biên tập từ đời Vua Lương Võ Đế bên Trung quốc. Nguyên Vua Lương Võ Đế, có một bà Hoàng hậu yêu quý nhất tên là Hy Thị. Vì được vua yêu quý nên lòng đố kỵ của bà ngày càng lên cao; Hy Thị ganh tị các cung phi, độc ác với mọi người và hủy báng Tam Bảo. Trong Triều ngoài Quận ai cũng biết Bà Hy Thị là một “quái phi”. Sau bà nhuốm bệnh nặng, các lương y đều thúc thủ, bà phải từ trần. Một hôm vào lúc đêm khuya, đang ngồi trong cung tịch mịch. Vua Lương Võ Đế nghe tiếng người kêu van thảm thiết. Dưới ánh đèn mờ, Vua Lương Võ Đế lạnh cả người, muốn chạy trốn, nhưng không được. Vua bèn lên tiếng hỏi: “Ngươi là ai mà đêm khuya thanh vắng nghiêm mật thế này lại vào đây được?” – Hoàng đế ơi! Thiếp đây chính là Hy Thị. Vì quá độc ác nên chết rồi thiếp phải đọa làm rắn mãn xà. Ngày đêm đau khổ, thân thể tanh hôi, vi vẩy đều bị sâu trùng rúc rỉa nhức nhối không thể chịu được. Nhớ lại tình cầm sắc xưa kia nên thiếp đến đây mong nhờ Hoàng đế tìm phương cứu thiếp. Nói rồi biến mất. Nghe xong, Vua Lương Võ Đế như thoát cơn ác mộng và lòng đau như dao cắt! Ngày mai khi lâm Triều, Vua kể lại chuyện ấy cho bá quan nghe để tìm phương cứu vớt Hy Thị.

Trong số các quan có người đề nghị: Xin cung thỉnh Hòa thượng Chí Công lo việc này. Vua lương Võ Đế chấp thuận. Hòa thượng Chí Công là một cao tăng đắc đạo đương thời. Thể theo lời thỉnh cầu của nhà Vua, ngài liền triệu tập các danh tăng soạn ra Sám Pháp này và lập Đàn tràng làm lễ sám hối cho Hoàng hậu Hy Thị. Nhà Vua chí tâm, thân hành lễ bái. Vài hôm đầu, người ta nghe có mùi hương lạ thơm nức, ngào ngạt khắp cả đạo tràng. Lễ tụng đến quyển thứ năm, ngay tại chỗ, trên không trung, Vua Lương Võ Đế nghe có tiếng của Hy Thị. Bà hiện thân thiên nữ đẹp đẽ, nói tiếng ngưởi, tỏ lòng cám ơn Hòa thượng Hoàng đế. Hy Thị cho biết bà đã thoát nạn và đã sanh lên Đao Lợi Thiên Cung, nhờ công đức sám hối. Từ đó Sám Pháp này được truyền tụng khắp nơi, rất thạnh hành.

KHAI ĐÀN TRÌ TỤNG – LỄ LẠY LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁM KHAI ĐÀN TRÌ TỤNG – LỄ LẠY LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁM KHAI ĐÀN TRÌ TỤNG – LỄ LẠY LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁM KHAI ĐÀN TRÌ TỤNG – LỄ LẠY LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁM KHAI ĐÀN TRÌ TỤNG – LỄ LẠY LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁM KHAI ĐÀN TRÌ TỤNG – LỄ LẠY LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁM KHAI ĐÀN TRÌ TỤNG – LỄ LẠY LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁM KHAI ĐÀN TRÌ TỤNG – LỄ LẠY LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁM KHAI ĐÀN TRÌ TỤNG – LỄ LẠY LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁM KHAI ĐÀN TRÌ TỤNG – LỄ LẠY LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁM KHAI ĐÀN TRÌ TỤNG – LỄ LẠY LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁM KHAI ĐÀN TRÌ TỤNG – LỄ LẠY LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁM KHAI ĐÀN TRÌ TỤNG – LỄ LẠY LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁM KHAI ĐÀN TRÌ TỤNG – LỄ LẠY LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁM KHAI ĐÀN TRÌ TỤNG – LỄ LẠY LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁM KHAI ĐÀN TRÌ TỤNG – LỄ LẠY LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁM KHAI ĐÀN TRÌ TỤNG – LỄ LẠY LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁM KHAI ĐÀN TRÌ TỤNG – LỄ LẠY LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁM KHAI ĐÀN TRÌ TỤNG – LỄ LẠY LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁM

Tin liên quan

Xem thêm
Đại diện Học viện Phật Giáo Việt Nam tại TP.HCM đảnh lễ tưởng niệm nhân 50 năm ngày viên tịch của Hòa Thượng Thích Tâm Giác tại tu viện Vĩnh Nghiêm
Đại diện Học viện Phật Giáo Việt Nam tại TP.HCM đảnh lễ tưởng niệm nhân 50 năm ngày viên tịch của Hòa Thượng Thích Tâm Giác tại tu viện Vĩnh Nghiêm
Vào ngày 01-12 (19-10-Quý Mão), trong lễ tiên thường tưởng niệm 50 năm (1973-2023) ngày Hòa thượng Thích Tâm Giác - vị khai sơn tu viện Vĩnh Nghiêm (quận 12) và chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3), tại tu viện Vĩnh Nghiêm (Q.12), nơi Thượng tọa Thích Giác Dũng làm trụ trì và cơ sở nội trú Tăng, khoa Luật học Phật giáo thuộc Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, đại diện Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, Phòng Đào tạo, Phòng Hành chánh và Ban Quản viện đã đến thắp hương tưởng niệm và đảnh lễ cố Hòa thượng khai sơn tu viện.
Đại gia đình với 34 vị trong lễ quy y Tam Bảo dịp Rằm tháng 10 tại chùa Ân Thọ
Đại gia đình với 34 vị trong lễ quy y Tam Bảo dịp Rằm tháng 10 tại chùa Ân Thọ
Vào buổi sáng ngày 14/10 âm lịch (nhằm ngày 26/11/2023), chùa Ân Thọ tổ chức lễ quy y Tam Bảo cho 55 vị, Sư phụ Trụ trì Thích Lệ Ngôn chủ trì nghi thức và thuyết giảng.
Dâng hương tưởng niệm Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang
Dâng hương tưởng niệm Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang
Chiều ngày 07/11/2023 (nhằm ngày 24/9/Quý Mão) Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An đã đến Pháp viện Minh Đăng Quang - TP. Thủ Đức dâng hương tưởng niệm Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang hiện thân vào đời hoằng pháp độ sanh tròn 100 năm (26/9/Quý Hợi, 1923 - 26/9/Quý Mão, 2023).
Chùa Thiên Châu tổ chức lễ giỗ lần thứ 58 cố Hòa thượng Thích Pháp Lâm
Chùa Thiên Châu tổ chức lễ giỗ lần thứ 58 cố Hòa thượng Thích Pháp Lâm
Buổi sáng ngày 31/10/2023 (nhằm ngày 17/9 Quý Mão) chùa Thiên Châu (TP. Tân An) lễ húy kỵ tổ sư đệ nhị trụ trì chùa Thiên Châu là cố Hòa thượng Thích Pháp Lâm.
Phước Huệ song tu