Tốt đời đẹp đạo
Loading...
16/07/2023 23:00

Đại đức Thích Lệ Ngôn thăm nhà trăm cột ở huyện Cần Đước

Vào buổi chiều ngày 16/7/2023, mưa lất phất, Đại đức Thích Lệ Ngôn – Trụ trì chùa Ân Thọ đã đến viếng thăm ngôi nhà trăm cột ở xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Đón tiếp là con cháu truyền nhân của ông Trần Văn Hoa, người tạo dựng nên ngôi nhà. Đại đức Trụ trì chùa Ân Thọ đã viết lời lưu niệm và thắp hương cúng Phật, tiền nhân của ngôi nhà này, sau đó trao đổi thân tình và đầy đạo vị với gia đình đang sống ở đây. Quà lưu niệm cũng được chủ nhà trao tặng cho Thầy trụ trì và cùng chụp ảnh lưu niệm. 
Năm 1997 Nhà Trăm Cột đã được Bộ Văn Hóa – Thông Tin xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa Quốc Gia (số 2890- VH/QĐ/ 27.09.1997). Hơn 120 năm đã trôi qua với bao mưa nắng nhưng ngôi nhà vẫn vững chãi, đặc biệt là những giá trị trong kỹ thuật chạm khắc khiến công trình này trở thành một điểm đến độc đáo thu hút khách du lịch ở vùng đất này.
Cái “độc” của ngôi nhà không chỉ vì tên gọi xuất xứ theo đặc trưng kiến trúc (nhà có trên một trăm cây cột), mà còn vì đây là ngôi nhà “rường” của xứ Huế, nằm lọt giữa vùng quê Nam Bộ. Nhà trăm cột nằm ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Ngôi nhà này do ông Trần Văn Hoa lúc ấy là Hương Sư làng Long Hựu, tổng Lộc Thành Hạ ,tỉnh Chợ Lớn xây dựng. Dù gọi là nhà trăm cột những sự thực, ngôi nhà có đến 120 cột, trong đó 68 cột chính và 52 cột vuông nhỏ phụ trợ. Nhà trăm cột có kiểu chữ “Quốc”, 3 gian, 2 chái đôi với diện tích 822m2 trong một khu vườn rộng 4.886m2. Ngôi nhà này được khởi công vào năm 1901, đến năm 1903 thì hoàn thành và năm 1904 thì xong phần chạm khắc trang trí do nhóm 15 thợ từ làng Mỹ Xuyên – làng chạm khắc mộc nổi tiếng của Thừa Thiên – Huế thực hiện bằng chất liệu chủ yếu là các loại gỗ quý như cẩm lai, mun… mái lợp ngói âm dương, nền nhà bằng đá tảng cao 0,9m, mặt nền lát gạch Tàu lục giác.
Nhà gồm có hai phần: phần trước là phần nội tự – ngoại khách, phần sau là phần để ở và sinh hoạt. Lẫm lúa ở sau cùng đã tháo dở (1952), nay chỉ còn nền móng. Mặt chính nhà quay về hướng Tây Bắc, quanh nhà có sân rộng dùng để phơi lúa, bột. Hành lang, hiên và nền nhà được lát gạch Tàu, không gian rộng rãi hướng ra khu vườn rộng nên luôn mát mẻ. Cửa chính và các cửa sổ có song hình con tiện, bản gỗ.
Kết cấu chính của Nhà Trăm Cột kiểu xuyên trính ( còn gọi là nhà đâm trính, nhà rường), khung sườn kiểu bát trụ, định vị theo hướng Tây – Đông, Tiền – Hậu. Các bộ phận của kết cấu chính như trính, trổng đều chạy chỉ , uốn cong kiểu nhà rường ở miền Trung. Tiếp giáp giữa bộ phận trính và trổng để đỡ đòn dông nóc nhà được cách điệu hình ”chày cối”, tượng trưng cho âm dương hòa hợp (nên còn gọi là kiểu nhà chày cối). Đây là kiểu nhà truyền thống có nhiều ưu điểm bởi bộ khung rất chắc chắn.
Nét đặc thù trong phong cách chạm gỗ ở đây là bên cạnh phong cách tả thực khéo léo, tỉ mỉ nặng tính sao chép, gò bó bởi những qui phạm phong kiến là phong cách cách điệu phóng khoáng với khối lượng lớn các đồ án dạng ”dây lá hóa” đã tạo thêm sự phong phú, sinh động, 

Đại đức Thích Lệ Ngôn thăm nhà trăm cột ở huyện Cần Đước Đại đức Thích Lệ Ngôn thăm nhà trăm cột ở huyện Cần Đước Đại đức Thích Lệ Ngôn thăm nhà trăm cột ở huyện Cần Đước Đại đức Thích Lệ Ngôn thăm nhà trăm cột ở huyện Cần Đước Đại đức Thích Lệ Ngôn thăm nhà trăm cột ở huyện Cần Đước Đại đức Thích Lệ Ngôn thăm nhà trăm cột ở huyện Cần Đước Đại đức Thích Lệ Ngôn thăm nhà trăm cột ở huyện Cần Đước Đại đức Thích Lệ Ngôn thăm nhà trăm cột ở huyện Cần Đước Đại đức Thích Lệ Ngôn thăm nhà trăm cột ở huyện Cần Đước Đại đức Thích Lệ Ngôn thăm nhà trăm cột ở huyện Cần Đước Đại đức Thích Lệ Ngôn thăm nhà trăm cột ở huyện Cần Đước Đại đức Thích Lệ Ngôn thăm nhà trăm cột ở huyện Cần Đước Đại đức Thích Lệ Ngôn thăm nhà trăm cột ở huyện Cần Đước Đại đức Thích Lệ Ngôn thăm nhà trăm cột ở huyện Cần Đước

Tin liên quan

Xem thêm
Thanh Hóa: Lễ Động thổ xây dựng Chánh điện và Tổ đường tịnh xá Linh Sơn
05/04/2024
Thanh Hóa: Lễ Động thổ xây dựng Chánh điện và Tổ đường tịnh xá Linh Sơn
Vào lúc 8g30 sáng ngày 02/4/2024 (24/2 Giáp Thìn), Lễ Động thổ xây dựng Chánh điện và Tổ đường Minh Đăng Quang diễn ra trọng thể tại tịnh xá Linh Sơn, thôn Yên Dân, xã Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa do TT. Giác Hoàng làm trụ trì.
Tất niên CLB võ thuật & Mai táng 0 đồng
04/02/2024
Tất niên CLB võ thuật & Mai táng 0 đồng
Vào buổi sáng ngày 25 tháng Chạp ÂL (nhằm ngày 04/2/2024), tất niên của câu lạc bộ võ thuật Ân Thọ Tự và chương trình Mai táng 0 đồng.
Lớp võ thuật Ân Thọ Tự - niềm vui tập võ
17/01/2024
Lớp võ thuật Ân Thọ Tự - niềm vui tập võ
Vào chiều tối ngày 17/01/2024, lớp võ thuật Ân Thọ Tự tập luyện buổi thứ 5. Các võ sinh đã dần quen với các thế võ, tay chân bắt đầu có lực; mỗi buổi có thêm vài bạn võ sinh mới nhập môn. 50 võ sinh được 3 thầy võ hướng dẫn tận tình, có nhiều võ sinh nhí cũng được quan tâm chăm sóc.
Bế mạc hội thảo Tổ sư Thiện Hoa và sự cải cách Phật giáo Việt Nam
07/01/2024
Bế mạc hội thảo Tổ sư Thiện Hoa và sự cải cách Phật giáo Việt Nam
Chiều Chủ Nhật, ngày 07/1/2024 (nhằm 26/11 Quý Mão), bế mạc hội thảo “TỔ SƯ THIỆN HOA VÀ SỰ CẢI CÁCH PHẬT GIÁO VIỆT NAM” tổ chức tại Cơ sở 2 Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Thiền phái Trúc lâm Việt Nam.
Phước Huệ song tu