Tốt đời đẹp đạo
Loading...
05/10/2023 11:36

Chiêm bái Chùa Bốn Mặt - Sóc Trăng

Vào ngày 04/10/2023, Thầy Trụ trì chùa Ân Thọ, Đại đức Thích Lệ Ngôn đã có dịp đến chiêm bái Chùa Bốn Mặt Sóc Trăng là một công trình kiến trúc Phật giáo có giá trị văn hóa tiêu biểu mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ. Hiện nay, ngôi chùa này đã được công nhận là một di sản văn hóa, lịch sử cấp tỉnh và cũng là địa điểm tâm linh nhất định phải ghé khi đi du lịch Sóc Trăng.

Chùa Bốn Mặt Sóc Trăng tọa lạc tại địa phận Chợ Cũ, thuộc xã Phú Tân, huyện Châu Thành, cách trung tâm thành phố khoảng 6km theo hướng về huyện Kế Sách. Nơi đây là một trong những ngôi chùa ở Sóc Trăng nói riêng và cả khu vực miền Tây nói chung có tuổi đời cổ xa xưa nhất. Theo như lời của các vị sư sãi trong chùa thì ngôi cổ tự này được xây dựng từ khoảng năm 1537 (vào đầu thế kỷ XVI). Đến nay, chùa Bốn Mặt Sóc Trăng đã tồn tại gần 500 năm và mặc dù có ít nhiều biến đổi, kiến trúc của nơi này vẫn giữ nguyên những nét đẹp cổ kính thuở ban đầu. Tổng thể kiến trúc chùa bao gồm nhiều công trình đặc sắc như Chính điện, Sala, tháp để cốt, lò hỏa táng, khu nhà ở của các sư, nhà tiếp khách…

Chuyện kể rằng vào khoảng đầu thế kỷ XVI, trong một lần khai khẩn đất hoang để làm nương rẫy canh tác và phát triển nông nghiệp, đồng bào Khmer vô tình phát hiện ra một pho tượng Phật bằng đá có bốn mặt quay về bốn hướng, mỗi hướng lại có 5 vị Phật khác. Cho rằng đây chính là điềm lành nên năm 1537, bà con trong vùng đã góp công, góp sức xây dựng nên ngôi chùa rồi rước tượng Phật Bốn Mặt vào thờ. Điều kỳ lạ hơn cả là bức tượng Phật bằng đá này được tạo tác các hoa văn, họa tiết rất đặc biệt mà dường như không có bàn tay con người nào có thể chạm khắc ra được. Vì nằm ngoài những suy luận và quan niệm của người dân thời đó nên họ vô cùng sùng bái tượng Phật Bốn Mặt trong tín ngưỡng Phật giáo của mình.

Xung quanh việc phát hiện tượng Phật bằng đá được dân gian lưu truyền, chùa Bốn Mặt Sóc Trăng còn rất nhiều truyền thuyết tâm linh mang màu sắc hết sức huyền bí. Chẳng hạn như trong quá trình rước tượng vào chùa, có một điều khiến mọi người đều ngỡ ngàng là dù pho tượng không quá to nhưng cả 4 chàng thanh niên khỏe mạnh lại không tài nào nhấc lên khỏi mặt đất. Rồi một hôm, vị bô lão trong làng nằm chiêm bao thấy Đức Phật về báo mộng rằng, cần phải có 8 người nam thanh nữ tú (4 nam và 4 nữ) ăn chay trường suốt 49 ngày mới khiêng được tượng. Thế là ông đem thông tin đó kể lại cho bà con. Cuối cùng, mọi việc đều thực hiện đúng như giấc mộng chiêm bao của vị bô lão, tượng Phật đã được rước vào chùa.

Đặc biệt, khuôn viên của chùa Bốn Mặt Sóc Trăng có rất nhiều cây hồng nhung cổ thụ lâu năm, tại chùa còn một cây hồng nhung có tuổi đời trên 100 năm, tôi có dịp gặp Sư Thanh và chụp ảnh dưới tán cây hồng nhung này.

Trái hồng nhung có hình dạng quả trứng tròn, vỏ có lớp lông bao phủ như nhung. Lúc trái còn non lớp lông màu xanh, khi trái chín lớp lông chuyển sang màu vàng cam và đỏ nâu. Trái ra hoa kết quả thành từng chùm, mỗi chùm từ 3-4 trái hoặc nhiều hơn. Khi chín, trái hồng nhung tự rụng xuống. Để ăn, cần chà sạch lớp lông mịn bên ngoài. Cây hồng nhung cho trái quanh năm, vị thơm ngọt, trông khá giống quả đào nên được khách hành hương rất yêu thích. Xã Phú Tân cũng như huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) đang phát triển cây hồng nhung, xây dựng sản phẩm hồng nhung.

Việc làm này góp phần quảng bá thêm sự đa dạng sản phẩm cây trồng, nâng cao chuỗi cung ứng hàng hóa, góp phần vào sự phát triển du lịch của tỉnh Sóc Trăng. Với hướng đi đó, ngành chuyên môn đang thực hiện các giải pháp để đưa cây này trở thành cây sinh kế mang tính bền vững của người dân địa phương.

https://danviet.vn/soc-trang-cay-hong-nhung-la-loai-cay-gi-hai-hoa-hay-an-trai-ma-o-xa-nay-nha-nao-cung-muon-trong-20210711175306849.htm

 

 

Chánh điện

Chánh điện

Đây là cây hồng nhung trên 100 tuổi, là cây mẹ của tất cả các cây hồng nhung xứ Sóc Trăng

Đây là cây hồng nhung trên 100 tuổi, là cây mẹ của tất cả các cây hồng nhung xứ Sóc Trăng Đây là cây hồng nhung trên 100 tuổi, là cây mẹ của tất cả các cây hồng nhung xứ Sóc Trăng

Các hình ảnh chùa Bốn Mặt

Các hình ảnh chùa Bốn Mặt Các hình ảnh chùa Bốn Mặt Các hình ảnh chùa Bốn Mặt Các hình ảnh chùa Bốn Mặt Các hình ảnh chùa Bốn Mặt Các hình ảnh chùa Bốn Mặt Các hình ảnh chùa Bốn Mặt Các hình ảnh chùa Bốn Mặt

Tin liên quan

Xem thêm
Thanh Hóa: Lễ Động thổ xây dựng Chánh điện và Tổ đường tịnh xá Linh Sơn
05/04/2024
Thanh Hóa: Lễ Động thổ xây dựng Chánh điện và Tổ đường tịnh xá Linh Sơn
Vào lúc 8g30 sáng ngày 02/4/2024 (24/2 Giáp Thìn), Lễ Động thổ xây dựng Chánh điện và Tổ đường Minh Đăng Quang diễn ra trọng thể tại tịnh xá Linh Sơn, thôn Yên Dân, xã Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa do TT. Giác Hoàng làm trụ trì.
Tất niên CLB võ thuật & Mai táng 0 đồng
04/02/2024
Tất niên CLB võ thuật & Mai táng 0 đồng
Vào buổi sáng ngày 25 tháng Chạp ÂL (nhằm ngày 04/2/2024), tất niên của câu lạc bộ võ thuật Ân Thọ Tự và chương trình Mai táng 0 đồng.
Lớp võ thuật Ân Thọ Tự - niềm vui tập võ
17/01/2024
Lớp võ thuật Ân Thọ Tự - niềm vui tập võ
Vào chiều tối ngày 17/01/2024, lớp võ thuật Ân Thọ Tự tập luyện buổi thứ 5. Các võ sinh đã dần quen với các thế võ, tay chân bắt đầu có lực; mỗi buổi có thêm vài bạn võ sinh mới nhập môn. 50 võ sinh được 3 thầy võ hướng dẫn tận tình, có nhiều võ sinh nhí cũng được quan tâm chăm sóc.
Bế mạc hội thảo Tổ sư Thiện Hoa và sự cải cách Phật giáo Việt Nam
07/01/2024
Bế mạc hội thảo Tổ sư Thiện Hoa và sự cải cách Phật giáo Việt Nam
Chiều Chủ Nhật, ngày 07/1/2024 (nhằm 26/11 Quý Mão), bế mạc hội thảo “TỔ SƯ THIỆN HOA VÀ SỰ CẢI CÁCH PHẬT GIÁO VIỆT NAM” tổ chức tại Cơ sở 2 Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Thiền phái Trúc lâm Việt Nam.
Phước Huệ song tu