Loading...

Cây nêu ngày Tết tại chùa Ân Thọ

Sự tích cây nêu ngày Tết được kể theo tục xưa rằng, từ xa xưa, quỷ dữ ỷ đông áp bức và chiếm hết đất đai của con người. Người phải thuê đất của quỷ trồng lúa và chịu điều khoản “ăn ngọn cho gốc”. Quỷ lấy hết thóc, người chỉ còn rơm rạ.

Chiều ngày 27 tháng Chạp, Đại đức Thích Lệ Ngôn – Trụ trì chùa Ân Thọ đã chú nguyện và dựng cây nêu ngày Tết trên đất mới mở rộng của chùa Ân Thọ; nơi mà trên bờ là cánh đồng 4000 chiếc chong chóng; dưới nước là hoa sen vải, cũng là nơi thả đèn hoa đăng. Với ý nghĩa câu nêu ngày Tết, cây nêu của chùa Ân Thọ được treo lên là cờ lễ hội tượng trưng cho truyền thống dân tộc, cờ Phật giáo tượng trưng cho Đạo Pháp và chuông gió tượng trưng cho chuông tỉnh thức tu hành và làm thiện.

Sự tích cây nêu ngày Tết được kể theo tục xưa rằng, từ xa xưa, quỷ dữ ỷ đông áp bức và chiếm hết đất đai của con người. Người phải thuê đất của quỷ trồng lúa và chịu điều khoản “ăn ngọn cho gốc”. Quỷ lấy hết thóc, người chỉ còn rơm rạ.

Thương người, Phật mách cho trồng khoai lang. Cuối vụ, người thu hoạch hết phần củ, để lại quỷ phần lá. Quỷ đổi điều khoản sang “ăn gốc cho ngọn”. Phật lại mách người quay lại trồng lúa. Người thu hoạch lúa, phần rơm rạ cho quỷ.

Bực tức vì 2 vụ liền không thu được gì, quỷ đổi điều khoản “ăn cả gốc lẫn ngọn”. Phật bảo người trồng ngô. Bắp ngô ra ở giữa thân cây nên cuối vụ, người thu hoạch ngô về chất đầy bồ, quỷ chẳng thu được gì.

Không thu được nông sản, quỷ đòi lại đất. Phật bảo người đến mua một mảnh đất nhỏ bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn tre. Thấy hời, quỷ đồng ý. Khi người trồng cây tre xuống, Phật hóa phép cho cây tre cao lên tận trời, chiếc áo cà sao mở rộng che khắp mặt đất. Quỷ mất hết đất đai, phải lùi ra tận biển. Quỷ khóc than với Phật mỗi năm cho chúng vài ngày được về đất liền thăm phần mộ tổ tiên. Phật đồng ý. Từ đó trở đi, mỗi dịp Tết đến, quỷ lại được về đất liền. Người dân dựng cây nêu trước nhà để ma quỷ không lại gần phần đất của mình.

Cây nêu ngày Tết tại chùa Ân Thọ Cây nêu ngày Tết tại chùa Ân Thọ Cây nêu ngày Tết tại chùa Ân Thọ Cây nêu ngày Tết tại chùa Ân Thọ Cây nêu ngày Tết tại chùa Ân Thọ Cây nêu ngày Tết tại chùa Ân Thọ Cây nêu ngày Tết tại chùa Ân Thọ Cây nêu ngày Tết tại chùa Ân Thọ Cây nêu ngày Tết tại chùa Ân Thọ Cây nêu ngày Tết tại chùa Ân Thọ Cây nêu ngày Tết tại chùa Ân Thọ Cây nêu ngày Tết tại chùa Ân Thọ Cây nêu ngày Tết tại chùa Ân Thọ Cây nêu ngày Tết tại chùa Ân Thọ Cây nêu ngày Tết tại chùa Ân Thọ Cây nêu ngày Tết tại chùa Ân Thọ

Tin liên quan

Xem thêm
Mừng Phật đản: xuất gia gieo duyên 15 ngày
Mừng Phật đản: xuất gia gieo duyên 15 ngày
Đón mừng mùa Đản Sinh, những Phật tử người Ấn phát tâm xuất gia và trở thành vị Sa Di có thời hạn 15 ngày.
Ban Chỉ Huy Quân Sự Tỉnh Long An đến chúc mừng Phật Đản
Ban Chỉ Huy Quân Sự Tỉnh Long An đến chúc mừng Phật Đản
Hôm nay, ngày 14/4 năm Canh Tý (06/05/2020), chùa Ân Thọ đón tiếp Đại tá Trần Văn Trai – Chỉ huy trưởng cùng quý vị Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Long An đến chúc mừng Phật đản.
Bộ CHQS tỉnh Long An thăm, tặng quà Chùa Ân Thọ nhân dịp Đại lễ Phật Đản
Bộ CHQS tỉnh Long An thăm, tặng quà Chùa Ân Thọ nhân dịp Đại lễ Phật Đản
(QK7 Online) – Ngày 6/5, nhân dịp Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2564 – dương lịch 2020, Đại tá Trần Văn Trai, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh đến thăm, tặng quà, chúc mừng các chức sắc cùng các tăng ni, phật tử Chùa Ân Thọ, Thành phố Tân An.
Tết Cổ truyền trong các ngôi chùa
Tết Cổ truyền trong các ngôi chùa
Theo thông lệ, cứ gần Tết Nguyên đán, phật tử chùa Ân Thọ (phường 5, TP.Tân An, tỉnh Long An) cố gắng sắp xếp thời gian, quay về chùa cùng chung tay trang trí tết. Ở đó, không ai bảo ai, người viết thư pháp, người treo lồng đèn, người trang trí hoa mai, hoa đào,…Không khí làm việc tất bật, hối hả nhưng trên gương mặt ai cũng nở nụ cười hạnh phúc, vì mùa xuân đang đến thật gần.