Loading...
06/04/2024 14:33

Mười đức lành của Người Phật tử

Có chánh kiến (Sammādiṭṭhiko'va hoti), nghĩa là người thiện tín phải có tri kiến chân chánh, hiểu đúng với chơn lý, thấy rõ vô thường, khổ não và vô ngã; hiểu biết nghiệp báo luân hồi.

22 (2)

Trong chú giải có nói đến mười đức lành của người Phật tửđã qui y Tam bảo như sau:

1- Đồng vui khổ với chư Tăng (Saṅghena saddhiṃ samānasukhadukkho hoti), là khi chúng tỳ kheo có việc vui hay khổ, thì nguời thiện tín đều có quan tâm chia sẻ; Tăng chúng vui thì mình hoan hỷ, Tăng chúng khổ thì mình cùng lo.

2- Khéo giữ gìn thân khẩu (Kāyikavācasikañca surakkhitaṃ hoti), là người thiện tín phải có hành vi tốt đẹp, lời nói tốt đẹp.

3- Lấy pháp làm trọng (Dhammo adhipateyyo hoti), nghĩa là người thiện tín luôn luôn sống y cứ giáo pháp, lấy chánh pháp làm chuẩn mực, làm căn bản, làm kim chỉ nam.

4- Chia sẻ tùy khả năng (Yathāthāmena saṃvibhāgarato' va hoti), nghĩa là người thiện tín có tâm hoan hỷ trong việc bố thí xả tài tùy theo sức tài sản mình có.

5- Cố gắng học hiểu giáo lý của Phật (Jinasāsanaṃ jānituñca vāyamati), nghĩa là người thiện tín phải cố gắng tìm hiểu học hỏi giáo pháp của bậc Đạo Sư đã dạy.

6- Có chánh kiến (Sammādiṭṭhiko'va hoti), nghĩa là người thiện tín phải có tri kiến chân chánh, hiểu đúng với chơn lý, thấy rõ vô thường, khổ não và vô ngã; hiểu biết nghiệp báo luân hồi.

7- Từ bỏ sự bói toán đoán điềm (Apagato kotuhalamaṅgaliko'va hoti), nghĩa là người thiện tín không tin theo sao hạn hên xui, mê tín dị đoan.

8- Không xu hướng Đạo Sư khác dù có vì nhân mạng sống (Jīvitahetupi aññaṃ satthāraṃ na uddisati), nghĩa là người thiện tín không vì nhân mạng sống bị đe dọa hay vì để nuôi mạng mà hướng về thầy ngoại đạo khác bỏ Đức Phật.

9- Vui thích trong sự hòa hợp (Samaggārāmo' va hoti), nghĩa là người thiện tín luôn luôn sống đoàn kết, hoan hỷ trong sự đoàn kết, không chia rẽ, không phe phái.

10- Thực hành theo giáo lý (Sāsane carati), nghĩa là người thiện tín luôn luôn thực hành lời dạy của Đức Phật, tinh tấn tu tập.

Đây là mười đức tính tốt đẹp của một người cư sĩ chân chánh trong Phật giáo, người cư sĩ có mười đức lành này đáng gọi là cận sự nam và cận sự nữ đệ tử Tam Bảo.

Tỳ Kheo Giác Giới

Mười đức lành của Người Phật tử

Tin liên quan

Xem thêm
CHỮ ĐẸP – TÂM ĐẸP: BUỔI HỌC Ý NGHĨA TẠI CHÙA ÂN THỌ
24/06/2025
CHỮ ĐẸP – TÂM ĐẸP: BUỔI HỌC Ý NGHĨA TẠI CHÙA ÂN THỌ
Buổi tập luyện rèn luyện viết chữ đẹp đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và ấm cúng. Buổi học do Thầy giáo Lê Văn Thiệu – giáo viên Trường Tiểu học Long Hựu Đông 2 (huyện Cần Đước), người vừa đạt giải Nhất hội thi “Viết chữ đẹp” cấp tỉnh năm học 2024–2025 – trực tiếp hướng dẫn, cùng sự hỗ trợ của các cô giáo tâm huyết.
LỄ TƯỞNG NIỆM ANH HÙNG LIỆT SĨ NHÂN MÙA PHẬT ĐẢN VÀ 50 THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
04/05/2025
LỄ TƯỞNG NIỆM ANH HÙNG LIỆT SĨ NHÂN MÙA PHẬT ĐẢN VÀ 50 THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
Sáng ngày 07 tháng Tư năm Ất Tỵ (nhằm ngày 04/5/2025), tại chùa Thiên Châu – TP. Tân An, tỉnh Long An, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm anh hùng liệt sĩ nhân 50 năm ngày thống nhất đất nước và đại lễ Phật đản, với sự hiện diện đông đảo của chư Tôn đức giáo phẩm, quý vị lãnh đạo chính quyền và đông đảo Phật tử gần xa .
BAN THƯỜNG TRỰC BAN TRỊ SỰ GHPGVN TỈNH LONG AN VIẾNG NGHĨA TRANG LIỆT SĨ TỈNH NHÂN DỊP LỄ PHẬT ĐẢN
04/05/2025
BAN THƯỜNG TRỰC BAN TRỊ SỰ GHPGVN TỈNH LONG AN VIẾNG NGHĨA TRANG LIỆT SĨ TỈNH NHÂN DỊP LỄ PHẬT ĐẢN
Vào sáng ngày 07 tháng Tư âm lịch (nhằm ngày 04/5/2025), Hoà thượng Thích Minh Thiện – Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An – đã dẫn đầu đoàn Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đến viếng và dâng hương tưởng niệm tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Long An, nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025.
24/04/2025
"Phát tặng lộc Phật đản” – góp phần chuyển từ nghi thức tôn giáo thành lễ hội văn hóa Phật giáo
Lễ Phật đản không chỉ là dịp kỷ niệm sự ra đời của Đức Phật, mà còn là cơ hội để lan tỏa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật vào cộng đồng. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, việc tổ chức lễ Phật đản cần vượt khỏi khuôn khổ nghi lễ truyền thống để trở thành một lễ hội văn hóa mang tính nhân văn, gần gũi và thiết thực. Sáng kiến “Phát Tặng Lộc Phật Đản” ra đời từ tinh thần ấy, chuyển hóa những hoạt động thiện nguyện thành cơ hội kết nối sâu sắc giữa đạo và đời, giúp mỗi người cảm nhận được giá trị Phật pháp trong đời sống thường nhật.